​Tình hình phản ứng sau tiêm chủng từ 01/01/2016 đến 31/12/2016

03/04/2017 In bài viết

Từ 01/01/2016 đến 31/12/2016, cả nước ghi nhận 1.903 trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng và 68 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng

Từ 01/01/2016 đến 31/12/2016, cả nước ghi nhận 1.903 trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng và 68 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Phản ứng thông thường sau tiêm chủng: ghi nhận các trường hợp phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm), sốt <39oC cả trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. Tỷ lệ phản ứng ghi nhận được đều thấp hơn so với thống kê của Tổ chức Y tế thế giới.

Tai biến nặng sau tiêm chủng: Ghi nhận 68 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng tại 24 tỉnh, thành phố bao gồm TP. Hà Nội (25 trường hợp), Phú Thọ (06 trường hợp), Quảng Ninh (01 trường hợp), Bắc Giang (03 trường hợp), Nghệ An (02 trường hợp), Hải Dương (02 trường hợp), Hải Phòng (01 trường hợp), Hà Giang (02 trường hợp), Tuyên Quang (02 trường hợp), Cao Bằng (01 trường hợp), Sơn La (01 trường hợp), Hà Nam (01 trường hợp), Bình Thuận (01 trường hợp), Tây Ninh (03 trường hợp), Sóc Trăng (01 trường hợp), Đồng Tháp (01 trường hợp), Đồng Nai (03 trường hợp), Cần Thơ (01 trường hợp), Kiên Giang (01 trường hợp), Bà Rịa - Vũng Tàu (02 trường hợp), Trà Vinh (01 trường hợp), Bến Tre (01 trường hợp), Ninh Bình (01 trường hợp), TP. Hồ Chí Minh (05 trường hợp), trong đó có 42 trường hợp hồi phục và 26 trường hợp tử vong.

Bảng 1. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo tỉnh, thành phố

 


Về loại vắc xin sử dụng, trong 68 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng ghi nhận:
- 04 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin BCG, 
- 04 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B, 
- 02 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin BCG và viêm gan B trên tổng số khoảng 1,6 triệu liều vắc xin BCG và 1,1 triệu liều vắc xin viêm gan B đã sử dụng;
- 49 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem và/hoặc vắc xin OPV, Rota trên tổng số khoảng 4,9 triệu liều vắc xin Quinvaxem, khoảng 7,3 triệu liều vắc xin OPV và khoảng 74.000 liều vắc xin Rota đã sử dụng, cụ thể:
+ Vắc xin Quinvaxem: 04 trường hợp tai biến nặng (01 trường hợp tử vong, 03 trường hợp hồi phục); 
+ Vắc xin Quinvaxem và vắc xin OPV: 41 trường hợp tai biến nặng (12 trường hợp tử vong, 29 trường hợp hồi phục); 
+ Vắc xin Quinvaxem, vắc xin OPV và vắc xin Rota: 04 trường hợp tai biến nặng đã hồi phục
- 01 trường hợp tử vong sau tiêm chủng vắc xin Sởi - Rubella trong tổng số khoảng 1,6 triệu liều vắc xin đã sử dụng.
- 02 trường hợp tai biến nặng đã hồi phục sau tiêm chủng vắc xin viêm não Nhật Bản (01 trường hợp hồi phục và 01 trường hợp tử vong) trong tổng số khoảng 5,3 triệu liều vắc xin đã sử dụng.
- 02 trườn g hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin viêm màng não do não mô cầu (01 trường hợp tử vong và 01 trường hợp hồi phục) trên tổng số khoảng 74.000 liều vắc xin đã sử dụng.
- 01 trường hợp tai biến nặng đã hồi phục sau tiêm vắc xin Pentaxim (Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Hib), viêm gan B (Engerix) và uống vắc xin Rotateq trên tổng số khoảng 125.000 liều vắc xin Pentaxim, khoảng 222.000 liều vắc xin Engerix và khoảng 45.000 liều vắc xin Rotateq đã sử dụng.
- 01 trường hợp tai biến nặng đã hồi phục sau tiêm vắc xin Infanrix hexa trên tổng số khoảng 49.000 liều vắc xin đã sử dụng.
- 01 trường hợp tai biến nặng đã hồi phục sau tiêm chủng vắc xin phế cầu trong tổng số khoảng 8.000 liều vắc xin đã sử dụng.
- 01 trường hợp tai biến nặng đã hồi phục sau tiêm chủng vắc xin uốn ván trong tổng số khoảng 3,7 triệu liều vắc xin đã sử dụng.

Bảng 2. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo loại vắc xin


67/68 trường hợp tai biến nặng đều đã được Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cấp tỉnh (Hội đồng cấp tỉnh) đánh giá, kết luận, trong đó ghi nhận 22 trường hợp (32,8%) do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý của trẻ như bệnh lý do nhiễm khuẩn, bệnh não, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh trong lúc ngủ…; 05 trường hợp tử vong không rõ nguyên nhân (7,5%); 40 trường hợp sốc phản vệ/phản ứng quá mẫn sau tiêm chủng (59,7%), trong đó có 37 trường hợp đã hồi phục sau khi được xử trí, cấp cứu kịp thời.

Bảng 3. Tỉ lệ tai biến nặng sau tiêm chủng theo nguyên nhân

 
Tỷ lệ tai biến nặng sau tiêm chủng các loại vắc xin đều thấp hơn so với thống kê của Tổ chức Y tế thế giới.

Kết quả giám sát công tác phản ứng sau tiêm chủng cho thấy 24 tỉnh, thành phố có tai biến nặng sau tiêm chủng đã thực hiện điều tra nguyên nhân kịp thời theo quy định ngay sau khi nhận được thông tin.

 

Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Phát triển hệ thống thông tin quản lý sức khỏe toàn dân trên cơ sở hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia

Ngày 30/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác Bộ Y tế đã đến thăm trạm y tế xã Phú Thanh, huyện Phú Vang, để kiểm tra việc ứng dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia tại đây.

Xem chi tiết Next

Ngày sức khỏe thế giới 07/4/2017 - “Hãy cùng trò chuyện để phòng chống trầm cảm”

Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2017 có chủ đề “Phòng, chống trầm cảm” được chọn nhằm mục đích nâng cao nhận thức của toàn xã hội về gánh nặng trầm cảm, xóa bỏ kỳ thị đối với rối loạn tâm thần nói chung, trầm cảm nói riêng và cách thức đơn giản, hiệu quả để dự phòng và giúp vượt qua trầm cảm, hướng tới Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc: Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Xem chi tiết Next

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tập trung Phòng chống vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm có khả năng lây sang người xâm nhiễm vào Việt Nam

Trước nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút khác từ nước ngoài xâm nhiễm vào nước ta qua đường biên giới thông qua các hoạt động vận chuyển , buôn bán, tiêu thụ gia cầm...Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện yêu cầu các Bộ, ngành, Uye ban nhân dân thực hiện công tác phòng chống dịch

Xem chi tiết Next

Ngày sức khỏe thế giới 07/4/2017 - “Hãy cùng trò chuyện để phòng chống trầm cảm”

Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2017 có chủ đề “Phòng, chống trầm cảm” được chọn nhằm mục đích nâng cao nhận thức của toàn xã hội về gánh nặng trầm cảm, xóa bỏ kỳ thị đối với rối loạn tâm thần nói chung, trầm cảm nói riêng và cách thức đơn giản, hiệu quả để dự phòng và giúp vượt qua trầm cảm, hướng tới Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc: Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Xem chi tiết Next
Thong ke