​Tình hình phản ứng sau tiêm chủng từ 01/01/2017 đến 30/9/2017

04/01/2018 In bài viết

​Từ 01/01/2017 đến 30/9/2017, cả nước ghi nhận 3.054 trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng và 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Từ 01/01/2017 đến 30/9/2017, cả nước ghi nhận 3.054 trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng và 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Phản ứng thông thường sau tiêm chủng: ghi nhận các trường hợp phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm), sốt <39oC cả trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. 

Tai biến nặng sau tiêm chủng: Ghi nhận 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng tại 15 tỉnh, thành phố bao gồm Hòa Bình (01 trường hợp), TP. Hà Nội (11 trường hợp), Lai Châu (01 trường hợp), Phú Thọ (01 trường hợp), Hải Dương (01 trường hợp), Nghệ An (02 trường hợp), Bắc Giang (01 trường hợp), Thanh Hóa (01 trường hợp), Quảng Ninh (01 trường hợp), Đắc Lắc (01 trường hợp), Gia Lai (01 trường hợp), Kon Tum (01 trường hợp), Bình Định (02 trường hợp), Sóc Trăng (01 trường hợp), TP. Hồ Chí Minh (04 trường hợp), trong đó có 18 trường hợp hồi phục và 12 trường hợp tử vong.

Bảng 1. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo tỉnh, thành phố

Về loại vắc xin sử dụng, trong 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng ghi nhận:

- 05 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin BCG, 

- 01 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin BCG, Quinvaxem và uống OPV,

- 13 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem và uống vắc xin OPV (02 trường hợp tử vong, 11 trường hợp hồi phục), 

- 04 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem (02 trường hợp tử vong, 02 trường hợp hồi phục)

Trên tổng số khoảng 1,2 triệu liều vắc xin BCG, khoảng 3,6 triệu liều vắc xin Quinvaxem và 3,5 triệu liều vắc xin OPV đã sử dụng;

- 02 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B trên tổng số 967.600 liều vắc xin đã sử dụng

- 01 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản trên tổng số khoảng 3,5 triệu liều vắc xin đã sử dụng

- 01 trường hợp hồi phục sau tiêm vắc xin uốn ván trên tổng số khoảng 2,1 triệu liều vắc xin đã sử dụng

- 01 trường hợp hồi phục sau tiêm vắc xin MMR và thủy đậu (Varicella) trên tổng số khoảng 15.700 liều vắc xin MMR và 23.000 liều vắc xin Varicella đã sử dụng

- 01 trường hợp hồi phục sau tiêm vắc xin viêm màng não do não mô cầu (VA-Mengoc BC) trên tổng số khoảng 52.200 liều vắc xin đã sử dụng.

- 01 trường hợp hồi phục sau tiêm vắc xin Pentaxim-Engerix-Rotarix trên tổng số khoảng 118.000 liều vắc xin Pentaxim, 135.000 liều vắc xin Engerix và 56.700 liều vắc xin Rotarix đã sử dụng.

Bảng 2. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo loại vắc xin

Trong số 30 trường hợp đã được Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cấp tỉnh (Hội đồng cấp tỉnh) đánh giá, kết luận, ghi nhận 04 trường hợp (13%) do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý của trẻ, 11 trường hợp tử vong không rõ nguyên nhân, không liên quan tới tiêm chủng (30%), 15 trường hợp sốc phản vệ/phản ứng quá mẫn/phản ứng phản vệ sau tiêm chủng (50%) (15 trường hợp đều đã hồi phục sau khi được xử trí, cấp cứu kịp thời). 

Bảng 3. Tỉ lệ tai biến nặng sau tiêm chủng theo nguyên nhân

Tỷ lệ tai biến nặng sau tiêm chủng  các loại vắc xin đều thấp hơn so với thống kê của Tổ chức Y tế thế giới.

Kết quả giám sát công tác phản ứng sau tiêm chủng cho thấy cả 15 tỉnh, thành phố có tai biến nặng sau tiêm chủng đã thực hiện điều tra nguyên nhân kịp thời ngay sau khi nhận được thông tin và báo cáo đủ thông tin theo quy định. 30/30 trường hợp đã được Hội đồng cấp tỉnh họp, kết luận nguyên nhân. Các trường hợp này đều được tiêm chủng theo quy định.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Tài liệu Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân năm 2018 (04/01/2018)

Tài liệu Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân năm 2018
(ngày 04/01/2018)

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo phòng chống cúm mùa

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.

Xem chi tiết Next

Tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm đáng kể, bữa ăn của người dân được bảo đảm hơn về số lượng và chất lượng. Việt Nam đã thực hiện thành công Mục tiêu thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi ở trẻ em sớm hơn dự định.

Xem chi tiết Next

Gia tăng số trường hợp mắc sởi tại Thành phố Davao, Philippines

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân.

Xem chi tiết Next
Thong ke