​Tình hình phản ứng sau tiêm chủng từ 01/01/2018 đến 31/3/2018

25/05/2018 In bài viết

Từ 01/01/2018 đến 31/3/2018, cả nước ghi nhận ghi nhận 2.420 trường hợp phản ứng thông thường và 06 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

 Từ 01/01/2018 đến 31/3/2018, cả nước ghi nhận ghi nhận 2.420 trường hợp phản ứng thông thường và 06 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Về phản ứng thông thường sau tiêm chủng: ghi nhận các trường hợp phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm), sốt <39oC cả trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. 

Về tai biến nặng sau tiêm chủng: Trong Quý I năm 2018, cả nước ghi nhận 06 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng và không có trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin trong tiêm chủng dịch vụ. 

Biểu đồ 1. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo tỉnh, thành phố

Các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng các vắc xin trong TCMR ghi nhận tại 06 tỉnh, thành phố, bao gồm: Ninh Bình (01), Phú Thọ (01), Bắc Giang (01), Hậu Giang (01), Cần Thơ (01) và Bà Rịa - Vũng Tàu (01). Cả 06 trường hợp đều hồi phục.

Bảng 1. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo loại vắc xin

Về loại vắc xin sử dụng: trong 06 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng ghi nhận:

- 01 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem-OPV-Rotarix và 04 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem và uống OPV trên tổng số 1.211.147 liều vắc xin Quinvaxem, 1.215.482 liều vắc xin OPV và 3.070 liều vắc xin Rotarix đã sử dụng. Tỷ lệ tai biến nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem là thấp hơn so với thống kê của Tổ chức Y tế thế giới.

- 01 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin VGB trên tổng số 310.935 liều vắc xin VGB đã sử dụng. Tỷ lệ tai biến nặng sau tiêm vắc xin VGB là cao hơn so với thống kê của Tổ chức Y tế thế giới.

Biểu đồ 2. Tỉ lệ tai biến nặng sau tiêm chủng theo nguyên nhân

Các trường hợp này đã được Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, inh phẩm y tế cấp tỉnh họp đánh giá và kết luận, ghi nhận 03 trường hợp do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý của trẻ (50%) và 03 trường hợp sốc phản vệ/phản ứng quá mẫn sau tiêm chủng (50%). Các trường hợp tai biến nặng đều được tiêm chủng theo đúng quy trình.

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế


 

Admin

Tin tức liên quan

Thông báo kết quả cuộc họp lần thứ nhất của Ủy ban khẩn cấp thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế về dịch bệnh Ebola trong năm 2018

Dịch bệnh Ebola tái bùng phát tại nước Cộng hòa dân chủ Công gô (gọi tắt là Công gô) từ đầu tháng 4/2018 và tiếp tục diễn biến phức tạp với sự ghi nhận các trường hợp mắc mới, đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh tại khu vực đông dân cư ở thị trấn Wangata thuộc thành phố Mbandaka. Để chủ động đáp ứng một cách quyết liệt nhằm sớm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Ebola tại Công gô, ngày 18/5/2018, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tổ chức cuộc họp lần thứ nhất của Ủy ban khẩn cấp thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế về dịch bệnh Ebola (gọi tắt là Ủy ban khẩn cấp) trong năm 2018

Xem chi tiết Next

Dịch bệnh Ebola tiếp tục diễn biến phức tạp tại Cộng hòa dân chủ Công gô

Dịch bệnh Ebola tái bùng phát tại nước Cộng hòa dân chủ Công gô (gọi tắt là Công gô) từ đầu tháng 4/2018 và đến nay tiếp tục diễn biến phức tạp. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 18/5 đến ngày 25/5/2018 đã ghi nhận thêm 14 trường hợp mắc mới trong đó có 4 trường hợp tử vong. Tích lũy từ 04/4đến 25/5/2018 có 58 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Ebola, trong đó có 27 trường hợp tử vong (tỷ lệ chết/mắc 47%)

Xem chi tiết Next

Dịch bệnh Ebola có xu hướng gia tăng tại Cộng hòa dân chủ Công gô

Dịch bệnh Ebola tái bùng phát tại nước Cộng hòa dân chủ Công gô(gọi tắt là Công gô) từ đầu tháng 4/2018 và đến nay tiếp tục diễn biến phức tạp. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 17/5/2018, tại Công gô tiếp tục ghi nhận trường hợp mắc Ebola mới, từ ngày 05 – 17/5/2018 đã ghi nhận thêm 23 trường hợp nghi ngờ và 01 trường hợp xác định mắc Ebola mới, nâng tổng số trường hợp mắc Ebola tại Công gô lên 44 trường hợp, trong đó có 3 trường hợp xác định và 23 trường hợp tử vong.

Xem chi tiết Next

Bộ Y tế tổ chức họp đánh giá nguy cơ về dịch bệnh do vi rút Ebola

Trước tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola diễn biến phức tạp tại Cộng hòa dân chủ Công Gô (gọi tắt là Công gô), ngày 31/5/2018, Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (PHEOC Việt Nam), Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình dịch bệnh Ebola nhằm xác định mức độ nguy cơ dịch bệnh Ebola xâm nhập vào nước ta cũng như đề xuất các hoạt động phòng chống dịch phù hợp tại Việt Nam.

Xem chi tiết Next
Thong ke