Tin tức

Tin tức

​Tình hình phản ứng sau tiêm chủng từ 01/01/2019 đến 30/6/2019

25/08/2019 In bài viết

Tình hình phản ứng sau tiêm chủng từ 01/01/2019 đến 30/6/2019
Từ 01/01/2019 đến 30/6/2019, cả nước ghi nhận ghi nhận 32.575 trường hợp phản ứng thông thường và 31 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

- Về phản ứng thông thường sau tiêm chủng: ghi nhận các trường hợp phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm), sốt <39oC và các triệu chứng khác.
- Về tai biến nặng sau tiêm chủng: ghi nhận 30 trường hợp trong chương trình tiêm chủng mở rộng và 01 trường hợp trong tiêm chủng dịch vụ.
Biểu đồ 1. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo tỉnh, thành phố
 
Các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng các vắc xin trong TCMR ghi nhận tại 15 tỉnh, thành phố, bao gồm: Bắc Giang (01), Hà Nội (02), Lai Châu (01), Lào Cai (02), Sơn La (03), Thái Nguyên (01), Gia Lai (01), Quảng Ngãi (06), Bình Định (04), Vĩnh Long (01), Bà Rịa Vũng Tàu (02), Bình Dương (01), Sóc Trăng (02), Tp Hồ Chí Minh (02), Tiền Giang (01). 
Bảng 1. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo loại vắc xin
Về loại vắc xin sử dụng: 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng trong tiêm chủng mở rộng, ghi nhận:
- 25 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin ComBE Five (17 trường hợp sau tiêm vắc xin ComBE Five và 8 trường hợp sau tiêm vắc xin ComBE Five - OPV) trên tổng số 1.282.298 liều vắc xin ComBE Five, 1.646.753 liều vắc xin OPV đã sử dụng.
- 03 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin BCG trên tổng số 618.597 liều vắc xin BCG đã sử dụng.
 
Biểu đồ 2. Tỉ lệ tai biến nặng sau tiêm chủng theo nguyên nhân
 
Các trường hợp tai biến nặng kể trên đã được Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin cấp tỉnh họp đánh giá và kết luận, ghi nhận 10 trường hợp do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý của trẻ (33%), 17 trường hợp phản vệ/sốc phản vệ sau tiêm chủng (57%), 03 trường hợp không rõ nguyên nhân (10%), không ghi nhận trường hợp nào thuộc một trong ba nhóm nguyên nhân: do chất lượng vắc xin, do thực hành tiêm chủng, do lo sợ. Các trường hợp tai biến nặng đều được tiêm chủng theo đúng quy trình.
Về tình hình tai biến nặng trong tiêm chủng dịch vụ, đến 30/06/2019 ghi nhận 01 trường hợp hồi phục sau tiêm chủng vắc xin phế cầu tại TP. Hà Nội, được tiến hành điều tra và hội đồng tư vấn chuyên môn kết luận trẻ sốc phản vệ sau tiêm vắc xin phế cầu.
Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

 

Admin

Tin tức liên quan

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng dịp khai trường

Bệnh Tay - Chân - Miệng là bệnh truyền nhiễm lưu hành tại 63 tỉnh, thành phố, xảy ra quanh năm và thường ghi nhận số mắc tăng cao vào các tháng 9, 10, 11. Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2019 đến nay, số mắc bệnh tay chân miệng tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2018, ghi nhận chủ yếu tại các tỉnh khu vực miền Nam và một số tỉnh khu vực miền Trung như: Đồng Nai, Đồng Tháp, Cà Mau, Bình Dương, Bạc Liêu, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Ngãi.

Xem chi tiết Next

Bộ Y tế- 9 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải giám sát cách ly

Theo thông tư mới, các cơ sở y tế phải tổ chức cách ly y tế đối với 9 loại bệnh truyền nhiễm nhóm B: bạch hầu, ho gà, sởi, rubella, than, viêm màng não do mô cầu, chân tay miệng, thủy đậu, quai bị.

Xem chi tiết Next

​Vắc xin điều trị ung thư: Cơ hội sống cho người bệnh

Vắc xin không chỉ có tác dụng phòng bệnh, mới đây, tại Nhật Bản, các nhà khoa học đã điều chế ra một loại vắc xin có khả năng khống chế, kiểm soát tế bào ung thư. Hiện tại, các nhà khoa học của Trường ĐH Y Hà Nội đang chuẩn bị các tiền đề để có thể đưa được loại vắc xin này về Việt Nam.

Xem chi tiết Next
Thong ke