​TÌNH HÌNH PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG TỪ 01/01/2019 ĐẾN 31/3/2019

27/05/2019 In bài viết

_

Từ 01/01/2019 đến 31/3/2019, cả nước ghi nhận ghi nhận 7.940 trường hợp phản ứng thông thường và 15 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Về phản ứng thông thường sau tiêm chủng: ghi nhận các trường hợp phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm), sốt <39oC cả trong tiêm chủng mở rộng.

Về tai biến nặng sau tiêm chủng: Trong Quý I năm 2019, cả nước ghi nhận 15 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng và không có trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin trong tiêm chủng dịch vụ. 

Biểu đồ 1. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo tỉnh, thành phố

Các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng các vắc xin trong TCMR ghi nhận tại 8 tỉnh, thành phố, bao gồm Sơn La (02), Hà Nội (02), Lai Châu (01), Gia Lai (01), Quảng Ngãi (03), Bình Định (04), Vĩnh Long (01), Bà Rịa - Vũng Tàu (01).

Bảng 1. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo loại vắc xin

 Về loại vắc xin sử dụng: trong 15 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng ghi nhận:

- 13 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin ComBE Five (8 trường hợp sau tiêm vắc xin ComBE Five - OPV và 5 trường hợp sau tiêm vắc xin ComBE Five) trên tổng số 594.586  liều vắc xin ComBE Five, 857.674 liều vắc xin OPV đã sử dụng.

- 02 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin BCG trên tổng số 371.535 liều vắc xin BCG đã sử dụng.

Biểu đồ 2. Tỉ lệ tai biến nặng sau tiêm chủng theo nguyên nhân

Các trường hợp này đã được Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cấp tỉnh họp đánh giá và kết luận, ghi nhận 05 trường hợp do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý của trẻ (33,3%) và 09 trường hợp phản vệ/sốc phản vệ sau tiêm chủng (60%), 01 trường hợp không rõ nguyên nhân (6,7%). Các trường hợp tai biến nặng đều được tiêm chủng theo đúng quy trình.
 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

 

Admin

Tin tức liên quan

Các hoạt động phối hợp của ngành y tế trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Bệnh tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút African swine fever virus (ASFV) gây ra, bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn, ở tất cả các loại lợn với tỉ lệ lợn chết cao, lên đến 100%. Bệnh lây truyền qua các đàn lợn thông qua việc tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh. Bệnh không lây truyền từ động vật sang người. Trong năm 2018, nhiều nước thuộc châu Phi, châu Âu và châu Á đã ghi nhận các vụ dịch bệnh tả lợn châu Phi ở các đàn lợn.

Xem chi tiết Next
Thong ke