​Tổ chức triển khai tiêm vắc xin ComBE Five trong tiêm chủng thường xuyên

03/01/2019 In bài viết

Để chủ động phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI), Bộ Y tế đã sử dụng vắc xin ComBE Five do Công ty Biological E. Ltd Ấn Độ sản xuất có thành phần tương tự để thay thế vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng do nhà sản xuất Hàn Quốc ngừng sản xuất vắc xin Quinvaxem.

Để chủ động phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI), Bộ Y tế đã sử dụng vắc xin ComBE Five do Công ty Biological E. Ltd Ấn Độ sản xuất có thành phần tương tự để thay thế vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng do nhà sản xuất Hàn Quốc ngừng sản xuất vắc xin Quinvaxem.

Đến nay, theo báo cáo của các địa phương đã có gần 80.000 trẻ tại 15 tỉnh, thành phố đã được tiêm vắc xin ComBe Five. Ngoài phản ứng thông thường như (sốt nhẹ, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, các triệu chứng khác như khó chịu, quấy khóc...) ghi nhận một số trường hợp sốt cao, quấy khóc kéo dài tại một số tỉnh, thành phố và các trường hợp này đều đã ổn định sau khi được cán bộ y tế theo dõi, xử trí. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ phản ứng thông thường đối với các vắc xin chứa thành phần ho gà toàn tế bào, trong đó có vắc xin ComBE Five: sốt từ 38-39°C chiếm tới 44,5%, phản ứng sưng 38,5%, nóng đỏ tại chỗ tiêm có thể tới 56,3%, đau 25,6%, các phản ứng khác như quấy khóc kéo dài là 3,5%.

Để đảm bảo công tác tiêm chủng vắc xin ComBE Five an toàn, đạt tỷ lệ, ngày 03/01/2019 Bộ Y tế đã có Công văn số 22/BYT-DP gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị triển khai thực hiện một số nội dung sau:

1. Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở y tế bố trí nhân lực, phương tiện và thuốc..., phối hợp với các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tổ chức khám sàng lọc, theo dõi trẻ sau tiêm chủng và triển khai tốt việc cấp cứu, xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng (nếu có).

2. Chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc qui trình về tiêm chủng như: khám sàng lọc, tiêm đúng kĩ thuật, theo dõi trẻ sau tiêm 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Thực hiện tốt việc tư vấn, dặn dò các bà mẹ biết cách theo dõi trẻ sau tiêm tại nhà trong khoảng thời gian tối thiểu 48 giờ sau tiêm chủng, đặc biệt lưu ý trẻ có biểu hiện bất thường về sức khỏe như: sốt cao trên 39 độ C, quấy khóc kéo dài, li bì, bỏ bú... hãy đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và xử trí kịp thời, trong những ngày trời rét cần giữ ấm cho trẻ để tránh cho trẻ bị viêm phổi và mắc các bệnh do thời tiết lạnh gây nên.

3. Tiếp tục tổ chức việc tập huấn cho các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn, đảm bảo các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, quy trình tiêm chủng và thực hiện đúng các quy định khác của Bộ Y tế về tiêm chủng.

4. Tổ chức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để các bà mẹ hiểu được lợi ích của việc tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ, những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng, cách theo dõi trẻ và phối hợp tốt với cơ sở y tế đảm bảo tiêm chủng được an toàn, hiệu quả.

5. Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc triển khai tiêm chủng trên địa bàn để đảm bảo tiêm chủng an toàn, hiệu quả theo đúng kế hoạch chỉ đạo của Bộ Y tế.

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế



 

Admin

Tin tức liên quan

Triển khai vắc xin ComBE Five trong Tiêm chủng mở rộng

Vắc xin phối hợp 5 trong 1 (Quinvaxem) phòng bệnh Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng Việt Nam từ tháng 6 năm 2010. Từ tháng 10 năm 2016, nhà sản xuất thông báo ngừng sản xuất vắc xin Quinvaxem trên qui mô toàn cầu. Để đảm bảo tiêm chủng phòng các bệnh nêu trên cho trẻ em, được sự khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh tiêm chủng vắc xin toàn cầu (GAVI), Bộ Y tế xem xét đã có Quyết định về việc sử dụng vắc xin ComBE Five do Công ty Biological E. Ltd Ấn Độ sản xuất có thành phần tương tự để thay thế vắc xin Quinvaxem.

Xem chi tiết Next

Sổ tay xét nghiệm bệnh truyền nhiễm tập II (năm 2018)

Sổ tay xét nghiệm bệnh truyền nhiễm tập II là tài liệu hướng dẫn chuyên môn cho các cán bộ và phòng xét nghiệm bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam nắm rõ các yêu cầu cơ bản cũng như cụ thể về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguyên tắc và quy trình thực hiện xét nghiệm, các yêu cầu về an toàn sinh học nhằm đảm bảo tránh lây nhiễm từ phòng xét nghiệm..

Xem chi tiết Next

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong dịp Tết và mùa lễ hội 2019

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, trong những tháng cuối năm 2018, tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi như MERS-CoV tiếp tục ghi nhận tại khu vực Trung Đông, bệnh sởi xảy ra tại nhiều quốc gia khu vực châu Âu trong đó có một số nước đã công bố loại trừ bệnh sởi; các chủng cúm gia cầm độc lực cao vẫn có nguy cơ bùng phát tại một số quốc gia trong khu vực vào mùa xuân và xâm nhập vào nước ta. Tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm lưu hành vẫn có số mắc cao hoặc gia tăng cục bộ tại một số địa phương, bệnh cúm A(H5N6) trên gia cầm vẫn ghi nhận rải rác tại một số địa phương. Cùng với thời tiết mùa xuân và sự gia tăng giao lưu đi lại trong dịp Tết và mùa lễ hội là điều kiện rất thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan, bùng phát, đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.

Xem chi tiết Next

Tăng cường công tác tiêm chủng an toàn và hiệu quả

Để tiếp tục chủ động phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, Bộ Y tế đã quyết định về việc sử dụng vắc xin ComBE Five do Công ty Biological E. Ltd Ấn Độ sản xuất có thành phần tương tự để thay thế vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng. Đến ngày 09/01/2019, đã có 28 tỉnh/thành phố đã triển khai tiêm vắc xin này với số trẻ được tiêm là 131.171 trẻ. Theo báo cáo, ngoài phản ứng thông thường như (sốt nhẹ, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, các triệu chứng khác như khó chịu, quấy khóc...) với tỷ lệ khoảng 2,5% đồng thời cũng đã ghi nhận một số trường hợp sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật ở một số địa phương với tỷ lệ khoảng 0,05%, các trường hợp này đều đã ổn định sau khi được cán bộ y tế theo dõi, điều trị.

Xem chi tiết Next
Thong ke