​Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi đẩy mạnh tiêm chủng ngăn chặn bùng phát dịch Sởi tại châu Âu

02/03/2015 In bài viết

Ngày 25/02/2015 tại Copenhagen - Đan Mạch, Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu đã nhóm họp và kêu gọi các nhà hoạch định chính sách, cán bộ y tế, các bậc phụ huynh lập tức thực hiện tiêm chủng vắc xin Sởi cho con em ở nhóm tuổi có nguy cơ cao nhằm ngăn chặn dịch Sởi đang xảy ra tại một số quốc gia và phòng ngừa dịch bệnh Sởi trong tương lai.

 

Trước tình hình dịch Sởi đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới: châu Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Phi, các nước khu vực Thái Bình Dương; châu Âu đang bước vào mùa Đông Xuân 2014-2015, dịch Sởi có nguy cơ bùng phát lan rộng nếu không quyết liệt đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn phòng ngừa.

Châu Âu có trên 22.000 trường hợp mắc Sởi năm 2014 -2015
Ngày 25/02/2015 tại Copenhagen - Đan Mạch, Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu đã nhóm họp và kêu gọi các nhà hoạch định chính sách, cán bộ y tế, các bậc phụ huynh lập tức thực hiện tiêm chủng vắc xin Sởi cho con em ở nhóm tuổi có nguy cơ cao nhằm ngăn chặn dịch Sởi đang xảy ra tại một số quốc gia và phòng ngừa dịch bệnh Sởi trong tương lai.

Báo cáo tại 7 quốc gia châu Âu trong năm 2014 và những tháng đầu năm 2015 đã có 22.149 trường hợp mắc Sởi được ghi nhận. Điều này đe dọa mục tiêu của châu Âu là loại trừ bệnh Sởi vào cuối năm 2015. Mặc dù số trường hợp mắc Sởi đã giảm 50% trong năm 2013-2014 nhưng các vụ dịch Sởi lớn vẫn tiếp tục xảy ra tại một số quốc gia. Báo cáo phân lập vi rút các trường hợp mắc Sởi được xác định đều thuộc phân týp vi rút D8 là týp vi rút Sởi lưu hành phổ biến hiện nay.   

Bảng 1. Số mắc Sởi năm 2014–2015 tại một số quốc gia châu Âu

 
 

TT

Quốc gia

Số trường hợp Sởi

1)

Kyrgyzstan

7.477

2)

Bosnia and Herzegovina

5.340

3)

Liên bang Nga  

3.247

4)

Georgia   

3.291

5)

Ý

1.674

6)

Đức

583

7)

Kazakhstan  

537

 
 
 
 


Tại cuộc họp, Tiến sĩ Zsuzsanna Jakab, Giám đốc WHO khu vực châu Âu cho biết "Không thể chấp nhận là sau 50 năm với những nỗ lực tiêm chủng vắc-xin Sởi an toàn và hiệu quả, dịch bệnh Sởi vẫn tiếp tục gây tổn thất về người, tiền bạc và thời gian"; Giám đốc đã đánh giá “Trong hai thập kỷ qua, chúng ta đã giảm được 96% các trường hợp mắc Sởi ở khu vực châu Âu và dường như sắp loại trừ được bệnh này. Tuy nhiên, báo cáo số liệu dịch bệnh Sởi gần đây cho thấy chúng ta cần có những biện pháp ứng phó tổng thể, không chậm trễ, nhằm thu hẹp khoảng cách về miễn dịch với dịch bệnh này".

Dịch Sởi tiếp tục xảy ra tại châu Âu do nhiều người không có miễn dịch hoặc miễn dịch kém với vi rút Sởi, đặc biệt gia tăng số lượng cha mẹ từ chối tiêm chủng vắc xin cho trẻ hoặc gặp phải rào cản trong việc tiếp cận vắc xin. Du lịch có thể làm gia tăng nguy cơ phơi nhiễm với vi rút Sởi và sự dễ dàng lan truyền của vi rút trong cộng đồng, những người không được tiêm vắc xin”.

Tiến sĩ Nedret Emiroglu, Phó Giám đốc phụ trách bệnh truyền nhiễm, An ninh y tế và Môi trường tại Văn phòng WHO khu vực châu Âu cho biết: “Ưu tiên hiện nay là kiểm soát dịch Sởi hiện tại ở tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng bằng việc tiêm chủng hướng tới người có nguy cơ. Bên cạnh đó, tất cả các quốc gia, không có ngoại lệ, cần phải duy trì phạm vi bao phủ tiêm chủng vắc xin Sởi định kỳ ở mức rất cao, có như vậy dịch Sởi sẽ không xảy ra một lần nữa trong khu vực và có thể được loại trừ ngay và ở tất cả các quốc gia".

Các biện pháp cần thiết kiểm soát dịch Sởi hiện tại:
- Tăng cường giám sát để phát hiện, điều tra tất cả những trường hợp nghi ngờ;
- Xét nghiệm chẩn đoán nhanh các ca bệnh và xác định đường lây truyền;
- Tăng cường thông tin dịch bệnh kịp thời về lợi ích và nguy cơ liên quan đến miễn dịch đối với Sởi dựa vào bằng chứng có chất lượng cao.  

Để hỗ trợ các quốc gia châu Âu trong nỗ lực này, Văn phòng WHO khu vực châu Âu đã xây dựng kế hoạch hành động tiêm chủng mới cho khu vực châu Âu (EVAP) dựa trên Kế hoạch hành động tiêm chủng vắc xin toàn cầu. Kế hoạch (EVAP) đã được các quốc gia thành viên thông qua tháng 9 năm 2014. Nhiều thông tin về bệnh sởi và rubella trong khu vực cũng được cập nhật trên website, bao gồm báo cáo số liệu dịch tễ, hoạt động khẩn cấp loại trừ dịch bệnh Sởi, Rubella và khung giám sát quá trình loại trừ các dịch bệnh này.

 

Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế
(Theo WHO ngày 26/02/2015)

 

Admin

Tin tức liên quan

Cập nhật thông tin dịch bệnh cúm A(H7N9) đến ngày 25/02/2015

Theo WHO đến nay, Thế giới ghi nhận tổng số 572 người nhiễm cúm A(H7N9) được báo cáo từ các quốc gia: 569 người từ Trung Quốc (bao gồm 04 người Đài Loan, 13 người Hồng Kông), 01 người từ Malaysia, 02 người từ Canada. Theo Ủy ban Y tế quốc gia và Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc (NHFPC) báo cáo cập nhật mới nhất có 204 người nhiễm cúm A(H7N9) đã tử vong (204/572 chiếm tỷ lệ 36%).
WHO tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình cúm A(H7N9) và thông tin kịp thời tới các Cơ quan đầu mối quốc gia (NFP) thực hiện IHR. Đến nay, qua đánh giá nguy cơ chưa thấy vi rút cúm A(H7N9) biến đổi và chưa có bằng chứng lây nhiễm từ người sang người.

Xem chi tiết Next
Thong ke