​Trẻ tử vong tại tỉnh Quảng Ninh không có bất cứ mối liên quan nào đến việc tiêm chủng vắc xin Quinvaxem và vắc xin OPV

01/03/2016 In bài viết

_
Ngày 26/2/2016 ghi nhận một trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem và uống vắc xin OPV lần 1 ở trẻ nam hơn 2 tháng tuổi tại phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh, trẻ được tiêm vắc xin Quinvaxem và uống vắc xin OPV lần 1 lúc 8h30 ngày 25/2/2016 tại Trạm Y tế phường Mạo Khê. Sau tiêm chủng trẻ được theo dõi tại Trạm và không có biểu hiện gì đặc biệt, gia đình đưa trẻ về nhà. Đến khoảng 8h00 ngày 26/2/2016 sau khi được mẹ cho bú, trẻ được mẹ đặt nằm trên giường và đi ra ngoài, đến khoảng 9h00 cùng ngày, gia đình phát hiện trẻ đã tử vong.

Trên địa bàn toàn tỉnh đã sử dụng 2.181 liều vắc xin Quinvaxem và 4.600 liều vắc xin OPV cùng lô vắc xin tiêm cho trẻ, ngoài trẻ tử vong nêu trên không phát hiện trường hợp bất thường khác.

Ngay sau khi xảy ra trường hợp tai biến nêu trên, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo việc điều tra, xác định nguyên nhân tử vong của trẻ. Ngày 26/2/2016 Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức họp hội đồng để đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, phân tích nguyên nhân tử vong của trẻ. Sau khi tổng hợp, phân tích, đánh giá, Hội đồng đã kết luận: Trẻ tử vong không có bất cứ mối liên quan nào đến việc tiêm chủng vắc xin Quinvaxem và vắc xin OPV.

 
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Y tế dự phòng - Hội nhập - Phát triển

Với phương châm “dự phòng tích cực và chủ động”, trong những năm qua, công tác y tế dự phòng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phóng sự, một số thành tựu nổi bật trong công tác dự phòng.

Xem chi tiết Next
Thong ke