​Trên 5.000 trẻ được tiêm vắc xin Quinvaxem tại các điểm tiêm chủng dịch vụ

08/04/2015 In bài viết

Tính đến 06/4/2015, các cơ sở tiêm chủng dịch vụ đã đồng loạt triển khai tiêm chủng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng trên 40 điểm tiêm, với tổng số trên 5.000 trẻ được tiêm vắc xin Quinvaxem đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Vắc xin Quinvaxem là vắc xin phối hợp phòng 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, và bệnh viêm màng não/viêm phổi nặng do vi khuẩn Hib gây ra. Vắc xin Quinvaxem được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định và được sử dụng tại Việt Nam từ năm 2010. Tại Việt Nam, mỗi năm sử dụng  4,5 triệu liều/năm để tiểm cho khoảng 1,5 triệu trẻ em với 3 liều vào lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi. Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam đã sử dụng khoảng 23 triệu liều vắc xin Quinvaxem. Về cơ bản đa số trẻ em Việt Nam đã được tiêm vắc xin Quinvaxem để phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, và bệnh viêm màng não/viêm phổi nặng do vi khuẩn Hib đã nêu ở trên và có rất ít trẻ em (chủ yếu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) được tiêm phòng các bệnh tương tự thuộc vắc xin Hexa Infarix (6 trong 1) hoặc Pentaxim (5 trong1) theo hình thức tiêm dịch vụ.

Tuy vậy, thời gian gần đây, có một số gia đình đã chờ đợi vắc xin Hexa Infarix (6 trong 1) hoặc Pentaxim (5 trong1) trong khi vắc xin này không được các nhà sản xuất cung cấp đầy đủ, do đó trẻ không được tiêm chủng đúng lịch dẫn tới trẻ nguy cơ bị mắc bệnh truyền nhiễm do không được tiêm chủng.

Để đảm bảo trẻ em được tiêm chủng đầy đủ, đúng, Bộ Y tế đã chỉ đạo việc triển khai tiêm chủng các loại vắc xin thuộc tiêm chủng mở rộng tương ứng với loại vắc xin dịch vụ bị thiếu tại các điểm tiêm chủng dịch vụ thuộc cơ sở nhà nước trên cả nước từ ngày 09/03/2015 cụ thể là tiêm vắc xin Quinvaxem thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng tại các điểm tiêm dịch vụ.
 

Tính đến 06/4/2015, các cơ sở tiêm chủng dịch vụ đã đồng loạt triển khai tiêm chủng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng trên 40 điểm tiêm, với tổng số trên 5.000 trẻ được tiêm vắc xin Quinvaxem đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Tại TP. Hà Nội hơn 34 điểm tiêm dịch vụ trên địa bàn thành phố đã triển khai TCMR trong tiêm chủng dịch vụ với số trẻ được tiêm chủng vắc xin Quinvaxem là: 3.603 trẻ, cụ thể số trẻ được tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng: Ngày 10/3/2015 triển khai tiêm chủng tại Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hà Nội với số trẻ 2.034; ngày 11/3/2015 triển khai tiêm chủng tại  Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương với số trẻ là 2.034; ngày 16/3/2015 triển khai tiêm chủng tại Viện kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế là 01; trong ngày 19/3/2015 các cơ sở đồng loạt triển khai: tại Trung tâm nghiên cứu vắc xin và sinh phẩm y tế là 253; tại Phòng tiêm chủng số 2, số 23, Nguyễn Viết Xuân, quận Hà Đông là 1.093 và các điểm tiêm tại 29 Trung tâm y tế quận, huyện là 216 trẻ.
           
Tại khu vực phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh các điểm tiêm chủng mở rộng tại cơ sở tiêm chủng dịch vụ cũng được tổ chức triển khai sớm tại 11 điểm tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn thành phố. Tính đến ngày 03/4/2015, số trẻ được tiêm chủng vắc xin Quinvaxem tại các điểm tiêm dịch vụ là: 2.328 trẻ, cụ thể: triển khai sớm nhất là điểm tiêm Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh đã tiêm vắc xin Quinvaxem cho 695 trẻ, ngay sau đó ngày 16/3/2015, các điểm tiêm chủng trên địa bàn thành phố cũng đồng loạt triển khai tiêm chủng, tại Trung tâm y tế dự phòng thành phố Hồ Chí Minh số trẻ được tiêm là 62; Bệnh viện Từ Dũ 274; Bệnh viện Hùng Vương 239; Bệnh viện Nhi đồng 1 là 13; Bệnh viện Nhi đồng 2 là 170; Bệnh viện Nhân dân Gia Định 388; Bệnh viện An Bình 248; Bệnh viện Nguyễn Tri Phương 239.
           
 Bộ Y tế thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm đối với người đứng đầu các cơ sở tiêm chủng dịch vụ và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu các cở sở tiêm chủng dịch vụ không thực hiện tiêm chủng theo đúng các quy định của Bộ Y tế.
 

 
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Cập nhật thông tin một số dịch bệnh trên thế giới đầu tháng 4 năm 2015

Tính đến thời điểm đầu tháng 4 năm 2015, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch bệnh Ebola chỉ còn tại 3 nước Tây Phi, các trường hợp mắc mới trong vòng 21 ngày qua đã thuyên giảm nhưng WHO đánh giá dịch bệnh vẫn là một nguy cơ đối với y tế công cộng. Một số dịch bệnh truyền nhiễm như cúm A, MERS-CoV vẫn đang có diễn biến phức tạp tại một số khu vực và tiếp tục được theo dõi.

Xem chi tiết Next
Thong ke