​Vì sao cần bổ sung vitamin D vào mùa đông?

23/03/2020 In bài viết

Đối với nhiều người trên thế giới, các tháng mùa đông cũng đồng nghĩa là ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Cả ngày làm việc trong văn phòng với ánh sáng nhân tạo (đèn huỳnh quang), khi về nhà trời đã không còn ánh nắng đã làm cho làn da không được tiếp xúc đủ với ánh nắng để tổng hợp vitamin D. Vậy có nên bổ sung vitamin D vào những tháng này.
Đối với nhiều người trên thế giới, các tháng mùa đông cũng đồng nghĩa là ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Cả ngày làm việc trong văn phòng với ánh sáng nhân tạo (đèn huỳnh quang), khi về nhà trời đã không còn ánh nắng đã làm cho làn da không được tiếp xúc đủ với ánh nắng để tổng hợp vitamin D. Vậy có nên bổ sung vitamin D vào những tháng này.

Có thực sự cần thiết bổ sung vitamin D?

 Để giải quyết vấn đề này, Cơ quan y tế công cộng Anh (PHE) đề xuất ý kiến rằng từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mỗi người dân nên uống bổ sung vitamin D. Đầu năm 2019, công ty nghiên cứu Mintel đã báo cáo rằng vitamin D đang vượt qua vitamin C như là loại thực phẩm bổ sung được dùng nhiều nhất ở Anh. Nhưng với những người không bị thiếu vitamin, thì việc bổ sung vitamin D được cho là thừa thãi. Hơn nữa, với một số tuyên bố rằng việc thiếu hụt vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng, tiểu đường hay thậm chí là bệnh ung thư. Liệu việc dùng thêm vitamin D có thực sự cần thiết như PHE đề xuất?

 Ông Michael Holick, giáo sư y khoa tại Đại học Boston, giải thích: “Trước tiên là về vấn đề sinh lý. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, một thành phần quan trọng để giúp cho xương chắc khỏe. Sự thiếu hụt vitamin D nghiêm trọng có thể dẫn đến còi xương ở trẻ em và chứng nhuyễn xương ở người trưởng thành (xương đối tượng này thường mềm bất thường). Đặc biệt là vào mùa đông, người lớn thường đau nhức cơ, xương. Một trong những nuyên nhân là do thiếu vitamin D. Trong trường hợp này bổ sung vitamin D là cần thiết.

 Trong thế giới y học, vitamin D đã mang những đặc tính gần như huyền thoại. Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trong mỗi tế bào cơ thể đều có thụ thể vitamin D và lợi ích của việc duy trì mức độ sức khỏe là có thể hiển nhiên thực hiện được. Đó là lý do tại sao các tác động của vitamin D lại đang bùng nổ trong thời điểm này.

 Chính phủ Anh nhận ý kiến từ Ủy ban tư vấn khoa học dinh dưỡng Anh (SACN) đã khuyên người dân nên uống ít nhất là 10 microgram vitamin D/ngày. SACN xác định rằng cơ thể sẽ có nguy cơ mắc bệnh cơ xương kém do sự tập trung nồng độ vitamin D trong máu giảm xuống dưới 25 nmol/L. SACN kết luận rằng cách tốt nhất để ngăn ngừa sự tụt giảm này là cần bổ sung vitamin D.

 Cơ thể có thể hấp thụ vitamin D từ các nguồn thực phẩm như cá béo và rau ăn lá, nhưng nó không đủ cho nhu cầu dùng trong mùa đông. Bổ sung vitamin là một giải pháp lý tưởng, mặc dù nhiều người khi dùng nó cũng không hay biết tại sao nó lại thực sự ảnh hưởng cho họ.

Lưu ý khi bổ sung vitamin D

 Cần bổ sung lượng vitamin hàng ngày và thời gian bổ sung theo chỉ định của bác sĩ để tránh dùng thừa. Vì nếu bổ sung thừa sẽ gây hại. Ông Edward Zawada, một nhà nghiên cứu kiêm bác sĩ y khoa tại Đại học Nam Dakota (Mỹ) cho biết: Khi cơ thể có lượng canxi lớn và cũng đã có sẵn lượng vitamin D cao trong người thì rất dễ bị thừa canxi gây tăng canxi máu và việc bổ sung vitamin D chỉ có hại cho cơ thể. Lượng canxi này không chỉ bị kẹt trong xương mà còn kẹt ở cả trong mô.

 Vì vậy, không nên lạm dụng việc bổ sung vitamin D. Ông Edward Zawada nhấn mạnh: Nếu bạn nằm trong số những người bị thiếu hụt vitamin D thì việc bổ sung loại vitamin này vào mùa đông là cần thiết. Dù Chính phủ Anh hiện tại đang có chương trình bổ sung vitamin cho các bậc phụ huynh và sản phụ mang thai có xuất thân từ các gia đình thu nhập thấp, nhưng không phải ai cũng nhận được nó.
 
Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng.
 

 

Admin

Tin tức liên quan

Huy động toàn bộ lực lượng y tế phòng, chống đại dịch COVID-19

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về COVID-19 về phát động đợt thi đua đặc biệt trong toàn Ngành Y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế phát động đợt thi đua đặc biệt phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong toàn Ngành Y tế.

Xem chi tiết Next

Chế độ ăn giúp giảm rối loạn lo âu

Lo lắng là một phần bình thường của cuộc sống. Bạn có thể cảm thấy lo lắng khi phải đối mặt với một vấn đề trong công việc, trước khi làm bài kiểm tra, hoặc đưa ra một quyết định quan trọng. Sau khi những công việc đó qua đi, lo lắng sẽ hết. Nhưng với những người có rối loạn lo âu, lo lắng không biến mất và có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Tuy nhiên, có một số loại thức ăn có thể giúp giảm rối loạn lo âu.

Xem chi tiết Next

​BẢN TIN CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH COVID-19 (Ngày 23/3/2020)

Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, tính đến 14h00 giờ 00 phút ngày 23/3/2020, thế giới đã ghi nhận 341.627 trường hợp mắc bệnh COVID-19 tại 193 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 14.749 trường hợp tử vong (Ý: 5.476, Trung Quốc: 3.270, Tây Ban Nha: 1.813, Iran: 1.685, Pháp: 674, Mỹ: 458 và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác: 1.373). Số trường hợp mắc ghi nhận tại một số quốc gia như sau: Trung Quốc (81.093), Italia (59.138), Mỹ (35.070), Tây Ban Nha (29.909), Đức (24.904), Iran (21.638), Pháp (16.018), Hàn Quốc (8.961).

Xem chi tiết Next

Cần biết: 7 cách vệ sinh, khử khuẩn tại gia đình phòng dịch COVID-19

Để vệ sinh, khử khuẩn môi trường phòng chống dịch COVID-19, các gia đình cần làm theo 7 hướng dẫn sau của Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế

Xem chi tiết Next
Thong ke