Vai trò quan trọng của công tác Y tế trường học
_
Xem chi tiếtThứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
20/05/2015 In bài viết
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 5 căn bệnh không lây nhiếm phổ biến nhất hiện nay bao gồm: bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính và bệnh tâm thần có thể gây thiệt hại về mặt kinh tế thế giới lên tới 47.000 tỷ USD trong 20 năm tới.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 520.000 ca tử vong do nguyên nhân bệnh tật trong đó tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 73%, như vậy tính trung bình cứ 10 người chết thì có 7 chết bởi bệnh không lây nhiễm. Đáng báo động hơn là 43% số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm lại rơi vào nhóm người dưới 70 tuổi (theo số liệu thống kê năm 2012).
Trước bối cảnh ấy, sáng ngày 14/5, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Thực trạng và các chính sách phòng chống bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cùng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp tổ chức.
Chủ trì Hội thảo là GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế và TS. Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Tham dự Hội thảo có GS.TSKH. Phạm Mạnh Hùng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam; đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới; Đại diện lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện lãnh đạo Vụ, Cục, Viện, Bệnh viện…, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội, Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng một số tỉnh/thành phố, các tổ chức quốc tế và các phóng viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí. Về phía Cục Y tế dự phòng có sự tham dự của PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng và TS. Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng.
Ảnh: Hội thảo Thực Thực trạng và các chính sách phòng chống bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam
Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS. Nguyễn Thanh Long đã nhấn mạnh: Việt Nam đang phải đương đầu với những khó khăn thách thức to lớn để giải quyết gánh nặng bệnh tật kép. Trong khi tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm nhưng vẫn diễn biến phức tạp thì tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng liên tục trong gần 3 thập kỷ qua (năm 1986 tỷ lệ bệnh không lây nhiễm tại các bệnh viện là 40%, năm 2010 tăng lên 71%, gấp hơn 3 lần các bệnh lây nhiễm).
Đặc biệt, gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm đang chiếm tới trên 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong toàn quốc. Hiện tại nước ta có khoảng 12,5 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp, 2,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, trên 2 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản và mỗi năm có khoảng 125.000 người mắc mới ung thư. Bên cạnh đó, các bệnh không lây nhiễm gây tàn phế nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị, theo dõi, chăm sóc lâu dài.
Ảnh: GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, phát biểu khai mạc Hội thảo
Ảnh: GS. TSKH Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội thảo
Kết thúc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cảm ơn các Bộ, Ban, Ngành, các cơ quan trung ương, địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí, Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức dân sự xã hội trong nước và quốc tế đã, đang và sẽ đồng hành, gắn bó, ủng hộ ngành Y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe nói chung và phòng chống bệnh không lây nhiễm nói riêng.
Thứ trưởng cũng bày tỏ hy vọng thông qua hội thảo này các nhà quản lý, các chuyên gia quốc tế và các nhà chuyên môn chia sẻ, cung cấp các thông tin cập nhật về gánh nặng bệnh tật, những khuyến cáo và bài học kinh nghiệm quốc tế và yêu cầu cấp thiết cần phải ưu tiên cho công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, nhằm hướng tới mục tiêu thực hiện thành công Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Admin