Tin tức

Tin tức

​Việt Nam được công nhận loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết

18/10/2018 In bài viết

Bệnh giun chỉ bạch huyết do một số loài giun chỉ bạch huyết gây nên và được lây truyền bởi muỗi, rất phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới do điều kiện khí hậu nóng và ẩm. Tại Việt Nam, bệnh đã được biết đến từ lâu và đã từng là một trong những bệnh gây tàn phế hàng đầu cho người mắc bệnh.

Bệnh giun chỉ bạch huyết  do một số loài giun chỉ bạch huyết gây nên và được lây truyền bởi muỗi, rất phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới do điều kiện khí hậu nóng và ẩm. Tại Việt Nam, bệnh đã được biết đến từ lâu và đã từng là một trong những bệnh gây tàn phế hàng đầu cho người mắc bệnh.

Trước năm 1975, bệnh giun chỉ bạch huyết lưu hành rộng rãi trên toàn quốc, một số vùng có tỷ lệ nhiễm cao từ 5-10% dân số và có số lượng đáng kể phù chân voi, gây đau đớn, tàn tật do biến chứng và ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khó hòa nhập cộng đồng của người bệnh. Giai đoạn từ 1976 -2002, với các tiến bộ về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh thì tỷ lệ mắc đã giảm xuống đáng kể chỉ còn 1-3% tại các vùng lưu hành nặng. Từ năm 2002, Chương trình Loại trừ giun chỉ bạch huyết tại Việt Nam đã được triển khai và thực hiện trên toàn quốc theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), để điều tra lập bản đồ dịch tễ, tổ chức điều trị toàn dân (MDA) tại các vùng dịch tễ, tiến hành các vòng điều tra về sự lan truyền bệnh giun chỉ bạch huyết (TAS) và đánh giá kết quả thực hiện theo các tiêu chí của TCYTTG. Kết quả từ năm 2013 - 2016 đã không phát hiện trường hợp nào dương tính. Năm 2018, Bộ Y tế đã tiến hành đánh giá kết quả thực hiện và thấy rằng Việt Nam đã loại trừ giun chỉ bạch huyết đạt tiêu chuẩn của TCYTTG và lập hồ sơ gửi TCYTTG đánh giá công nhận Việt Nam loại trừ giun chỉ bạch huyết.

Ngày 8 tháng 10 năm 2018, tại Manila, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới  tại Geneva, TS. Tedros Adhanom Dhebreyesus và Trưởng đại diện TCYTTG khu vực Tây Thái Bình Dương, TS. Shin Young-Soo đã trao chứng nhận Loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết cho ba nước gồm Việt Nam, Palau, Wallis và Futuna được công nhận Loại trừ giun chỉ bạch huyết nâng tổng số nước đã công bố loại trừ bệnh này trong khu vực lên tới con số 11 nước.

Đại diện Bộ Y tế Việt Nam, bà Trần Thị Giáng Hương, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Y tế Việt Nam đã lên nhận chứng chỉ. Đây là lần thứ 2 Việt Nam được công nhận loại trừ một bệnh truyền nhiễm tiếp theo của  công bố loại trừ bệnh bại liệt vào năm 2000.

Hoạt động Loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết (GCBH) ở Việt Nam đã nhận được hỗ trợ của TCYTTG từ năm 2001, với các hoạt động đã được thực hiện bao gồm điều tra dịch tễ trên toàn quốc, lựa chọn 6 huyện trọng điểm để đưa vào chương trình giám sát và điều trị toàn dân, đó là Bình Lục (Hà Nam), Phù Cừ (Hưng Yên), Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Ninh Hoà (Khánh Hoà) và Bác Ái (Ninh Thuận). Giai đoạn từ 2002-2008, tại các huyện trọng điểm đã tiến hành 5 vòng điều trị toàn dân liên tiếp bằng Diethylcarbamazine phối hợp với Albendazole với tỷ lệ uống thuốc đạt trên 65% dân số. Điều tra đánh giá nhiều lần sau khi các vòng điều trị toàn dân không phát hiện trường hợp nào dương tính. Bên cạnh đó, các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực chăm sóc cho bệnh nhân có biến chứng phù voi cũng đã được tiến hành tại các tỉnh trọng điểm. Cùng với đó, công tác giám sát bệnh giun chỉ bach huyết đã được thực hiện trên toàn quốc để triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống. Kết quả loại trừ giun chỉ bạch huyết của Việt Nam đã được TCYTTG xem xét và đánh giá theo các chỉ tiêu về Loại trừ bệnh Giun chỉ bạch huyết theo tiêu chuẩn của TCYTTG áp dụng trên toàn cầu. Theo đó, các  hoạt động tuyên truyền, giám sát và phòng chống bệnh bệnh giun chỉ bạch huyết đã đạt và đáp ứng tất cả các chỉ tiêu về Loại trừ bệnh Giun chỉ bạch huyết ở cấp quốc gia.

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh “Trước đây, Việt Nam là nước có lưu hành bệnh GCBH với hàng triệu người dân sống trong vùng nguy cơ. Với sự hỗ trợ của TCYTTG và các đối tác, với sự nỗ lực của hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương, đến nay Việt Nam đã đạt được mục tiêu Loại trừ bệnh GCBH như một vấn đề sức khoẻ cộng đồng. Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục tiến hành các bước giám sát đánh giá sau khi được công nhận loại trừ theo hướng dẫn của TCYTTG để duy trì được thành quả trên”.

Thành công trong hoạt động loại trừ bệnh giun chỉ bách huyết ghi nhận sự cố gắng nỗ lực không những của Ngành Y tế mà còn ghi nhận sự nỗ lực chung của toàn dân trong công cuộc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. 

“ Phòng bệnh giun chỉ bằng các biện pháp vệ sinh môi trường: Xây dựng nhà ở cao ráo sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế muỗi vào nhà. Loại bỏ vũng nước đọng, khơi thông cống rãnh để làm giảm sự sinh sản của muỗi, thả cá ở các ao bèo để diệt bọ gậy.

Thực hiện Vệ sinh cá nhân: Mặc quần áo kín khi lao động ban đêm nhất là vùng có nghề thủ công như làm chiếu, nằm màn tránh muỗi đốt. Phát hiện và điều trị người có bệnh. Thực hiện tốt chương trình quốc gia phòng chống bệnh giun chỉ bằng uống DEC 1 tháng 1 đợt 3 ngày, mỗi ngày 6mg/kg điều trị cho mọi người lớn hơn 6 tuổi trong vài năm”.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

 

Admin

Tin tức liên quan

CHIẾN DỊCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG, SỞI, SỐT XUẤT HUYẾT NĂM 2018 TẠI TP. HÀ NỘI

Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp như bệnh tay chân miệng năm 2017 bùng phát tại khu vực Tây Thái Bình Dương với số mắc cao ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Ma Cao (Trung Quốc), Malaysia và vẫn ghi nhận số mắc cao trong năm 2018; đối với bệnh sốt xuất huyết, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất là Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương trong đó có các quốc gia như Malaysia, Singapore, Philippines, Thái Lan, Lào, Căm pu chia, Trung Quốc, Úc. Bên cạnh đó, bệnh sởi đã ghi nhận mắc tại 181/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó khu vực châu Âu số mắc tăng 2,6 lần, khu vực Tây Thái Bình Dương tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2017.

Xem chi tiết Next

Tích cực chủ động phòng chống, không để con em mình mắc bệnh Tay Chân Miệng

Thông điệp truyền thông phòng chống Tay Chân Miệng tới người dân và đơn vị có thể tham khảo, truyền thông rộng rãi tại cộng đồng.

Xem chi tiết Next

CHIẾN DỊCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG, SỞI, SỐT XUẤT HUYẾT NĂM 2018 TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Trước diễn biến và nguy cơ bùng phát dịch bệnh, Bộ Y tế đã chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch. Hôm nay, ngày 12/10/2018, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018” tại Nhà văn hóa thiếu nhi quận Thủ Đức, Số 281, Phố Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm huy động các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, từng gia đình và toàn xã hội chủ động tham gia và phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết không để bùng phát dịch bệnh trong thời gian tới, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân. Tạo phong trào sâu rộng đến cộng đồng nhằm huy động sự tham gia của người dân trong công tác phòng, chống các dịch bệnh trên

Xem chi tiết Next

Bệnh sán dây lợn (lợn gạo) và các biện pháp phòng bệnh

Bệnh sán dây/ ấu trùng sán dây lợn hay còn gọi là bệnh sán dải, sán dải heo phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, việc mắc bệnh liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh thành. Theo số liệu được báo cáo qua các nghiên cứu, qua các cơ sở điều trị đến nay có ít nhất 55 tỉnh, thành có ca bệnh sán dây/ ấu trùng sán lợn

Xem chi tiết Next
Thong ke