Tin tức

Tin tức

​Việt Nam, Lào, Campuchia chia sẻ kinh nghiệm phòng chống bệnh truyền nhiễm

29/10/2015 In bài viết

_
 
Ngày 29/10, tại Đà Nẵng đã diễn ra Hội thảo chia sẻ thông tin và kinh nghiệm phòng chống bệnh truyền nhiễm lây lan qua biên giới giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
 
IMG_0967.JPG
 
Tham dự Hội thảo có PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế Việt Nam; BS. Teng Srey, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống dịch bệnh, Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế Cam pu chia; BS. Sibounhom Archkhawongs, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống dịch bệnh, Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế Lào; DS. Nguyễn Tấn Hải, Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng; Các đại biểu đại diện cho ngành y tế các quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia và đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như Tổ chức Y tế thế giới; Tổ chức US CDC, Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông.
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh tình hình các bệnh dịch mới nổi trên thế giới diễn biến phức tạp trong những năm qua như MERS-CoV, Ebola,… Bên cạnh đó, sự quay trở lại các bệnh dịch lưu hành đang được các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đặc biệt quan tâm như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, bạch hầu, … Hội thảo nhằm mục tiêu chia sẻ những thông tin và kinh nghiệm quý báu về phòng chống dịch bệnh của mỗi quốc gia, đồng thời cùng thống nhất kế hoạch triển khai các hoạt động ưu tiên thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) và Chiến lược châu Á Thái Bình Dương về bệnh mới nổi (APSED) trong năm 2015-2016.

 
DSC_6485.JPG
 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Trần Đắc Phu nhấn mạnh: Việc thường xuyên chia sẻ thông tin dịch bệnh và kinh nghiệm phòng chống giữa các quốc gia nhất là giữa các địa phương có chung đường biên giới sẽ giúp chủ động hơn nữa trong việc triển khai một cách hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch. Hội thảo nhằm đạt được sự thống nhất để có thể cụ thể hóa những ý tưởng thành hành động thường xuyên giữa các quốc gia, các địa phương trong khu vực. Đây là những hoạt động hết sức thiết thực nhằm gắn kết sự hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực nói chung và trong việc bảo vệ sức khỏe của người dân đối với các dịch bệnh truyền nhiễm nói riêng trong bối cảnh các nước ASEAN cũng đang phấn đấu để trở thành một cộng đồng văn hóa xã hội chung vào cuối năm nay.

Hội thảo lần này bao gồm các nội dung: (1) Cập nhật thông tin và tình hình dịch bệnh MERS-CoV, cúm A(H5N1), dịch sốt xuất huyết, bạch hầu, sởi, vấn đề ngộ độc thực phẩm; (2) Chia sẻ thông tin và kinh nghiệm triển khai Điều lệ y tế quốc tế và Chiến lược châu Á Thái Bình Dương về bệnh mới nổi trong giai đoạn 2013-2015; (3) Cùng thảo luận và thống nhất những hoạt động ưu tiên triển khai IHR/APSED trong năm 2015-2016. Hội thảo sẽ diễn ra trong hai ngày 29-30/10. Sau mỗi phiên họp sẽ là buổi làm việc nhóm nhằm chia sẻ sâu sắc những hiểu biết, kinh nghiệm về phòng chống dịch bệnh lây lan qua biên giới giữa ba quốc gia.

Thông qua Hội thảo lần này, đại diện ngành y tế ba quốc gia đều nhận định bệnh truyền nhiễm đang có diễn biến phức tạp trong khu vực và trên thế giới. Việc cam kết cùng phối hợp đồng bộ, đoàn kết và quyết tâm chống dịch giữa các quốc gia chung đường biên giới mang ý nghĩa quyết định trong công tác ngăn chặn dịch bệnh lây lan hiệu quả, đảm bảo an ninh y tế giữa các quốc gia, bảo vệ sức khỏe người dân. Tại hội thảo, các đại biểu đã đi đến thống nhất các hoạt động hợp tác cần thiết, đặc biệt là cơ chế chia sẻ thông tin về các dịch bệnh truyền nhiễm giữa cửa khẩu các tỉnh/thành phố biên giới các quốc gia.
Một số hình ảnh trong Hội nghị
IMG_0975.JPG
 
PGS.TS. Trần Đắc Phu phát biểu tại Hội nghị ngày 29/10/2015.
 
 
IMG_0968.JPG
BS. Masaya Kato, đại điện WHO tại Việt Nam chia sẻ thông tin tại Hội nghị ngày 29/10/2015.
 

 
 
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác y tế dự phòng

Trong những năm qua lĩnh vực y tế dự phòng đã đạt được những thành tựu nhất định. Nhiều loại dịch bệnh đã được khống chế, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi được ngăn chặn, không để xâm nhập vào Việt Nam. Ngành YTDP đã thanh toán được bệnh đậu mùa, bại liệt, giảm mắc hàng trăm đến hàng nghìn lần các bệnh truyền nhiễm. Duy trì tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt tỷ lệ hơn 90%, tự sản xuất 10/12 vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng (CTTCMR) quốc gia; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về YTDP đã tạo được sự chuyển biến nhận thức toàn xã hội.

Xem chi tiết Next
Thong ke