​Việt Nam một năm giữ vững thành quả phòng chống dịch bệnh cúm A(H7N9) lan truyền qua biên giới

12/04/2014 In bài viết

Kể từ trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) đầu tiên ghi nhận tại Trung Quốc được Tổ chức Y tế thế giới thông báo ngày 01/4/2013 đến thời điểm ngày 31/3/2014 (sau 01 năm), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 402 trường hợp nhiễm, trong đó có 121 trường hợp tử vong

Kể từ trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) đầu tiên ghi nhận tại Trung Quốc được Tổ chức Y tế thế giới thông báo ngày 01/4/2013 đến thời điểm ngày 31/3/2014 (sau 01 năm), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 402 trường hợp nhiễm, trong đó có 121 trường hợp tử vong. Các trường hợp bệnh cúm A(H7N9) được ghi nhận tại 18 tỉnh, thành phố của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Malaysia.

Theo đánh giá của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Châu Âu (ECDC), dịch bệnh cúm A(H7N9) tại Trung Quốc diễn biến thành 02 giai đoạn (02 đỉnh dịch): Giai đoạn 1 có 135 trường hợp nhiễm, giai đoạn 2 tính đến ngày 18/2/2014 có 220 trường hợp nhiễm. Xen kẽ 02 giai đoạn này là khoảng thời gian 5 tháng, trong khoảng thời gian đó chỉ có 02 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) được ghi nhận. Cả 02 giai đoạn đều xảy ra vào mùa rét ở Trung Quốc. Phân bố dịch tễ về tuổi, giới không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 giai đoạn.

Về lâm sàng của các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9), đánh giá của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Châu Âu (ECDC) cho thấy thời gian ủ bệnh trung bình là 6 ngày. Phần lớn các trường hợp có viêm phổi nặng với các triệu chứng sốt, ho. Một số ít trường hợp có biểu hiện: nôn, tiêu chảy. Đặc biệt triệu chứng “viêm kết mạc” là triệu chứng thường gặp trong nhiễm cúm nhóm H7, nhưng không gặp trong các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) tại Trung Quốc.

Thống kê phân tích trên số liệu các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) trong năm 2013 (từ 25/3 đến 01/12/2013) cho thấy:

  • 99% trường hợp bệnh phải nhập viện.
  • 90% có biểu hiện viêm phổi hoặc suy hô hấp.
  • 73% trường hợp có tiền sử mắc bệnh khác.
  • 63% trường hợp phải điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực do viêm phổi nặng.
  • 34% tử vong trong bệnh viện do suy hô hấp hoặc suy đa phủ tạng.
  • 1% trong số 2.675 người tiếp xúc gần với 139 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) có xuất hiện triệu chứng đường hô hấp trong vòng 07 ngày theo dõi. Tất cả các trường hợp tiếp xúc gần đều xét nghiệm (-) với cúm A(H7N9).

Theo thống kê của Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR 2005) - Cục Y tế dự phòng, trong năm 2013 đã ghi nhận tổng cộng 156 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9). Đặc biệt, trong tháng 1/2014 là tháng giáp Tết Nguyên đán đã liên tiếp ghi nhận các trường hợp nhiễm mới cúm A(H7N9) với 125 trường hợp (gần bằng tổng số cả 9 tháng trong năm 2013). Tháng 2/2014 ghi nhận 95 trường hợp nhiễm mới cúm A(H7N9) và đã có trường hợp mắc tại Malaysia là khách du lịch đến từ Trung Quốc. Tỉnh Quảng Tây giáp biên giới với Việt Nam đã ghi nhận các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9), nguy cơ lan truyền cúm A(H7N9) vào nước ta là rất lớn. Trong tháng 3/2014 chỉ ghi nhận 26 trường hợp nhiễm mới. Như vậy có thể thấy số lượng các trường hợp nhiễm mới cúm A(H7N9) trong 03 tháng đầu năm 2014 đang có xu hướng giảm.

Tổ chức Y tế thế giới nhận định vi rút cúm A(H7N9) không có khả năng lây truyền dễ dàng từ người sang người. Hiện vẫn chưa có bằng chứng vi rút cúm A(H7N9) lây truyền từ người sang người và chưa có bằng chứng cho thấy có sự lan truyền quốc tế của vi rút cúm A(H7N9) trên người hoặc trên gia cầm.

Tại mỗi quốc gia, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo cần tiếp tục tăng cường giám sát dịch tễ và giám sát vi rút, bao gồm cả giám sát chặt chẽ các trường hợp viêm đường hô hấp cấp nặng chưa rõ nguyên nhân, các trường hợp bệnh hô hấp bất thường và báo cáo kịp thời các trường hợp nghi ngờ để có các biện pháp xử lý kịp thời.

Sau một năm kể từ khi trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) đầu tiên được ghi nhận tại Trung Quốc vào tháng 3/2013, Việt Nam đã triển khai quyết liệt và đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn chặn không để vi rút cúm A(H7N9) lan truyền vào nước ta kể cả trên gia cầm và trên người. Đây là một nỗ lực, cố gắng rất lớn của cả hệ thống chính trị, của tất cả các Bộ, ngành liên quan và đặc biệt là sự tham mưu, chỉ đạo phòng chống dịch bệnh quyết liệt của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Cập nhật tình hình nhiễm cúm A(H7N9) trên thế giới ngày 11/4/2014

Ngày 10/4/2014, Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế của Tổ chức YTTG thông tin tại Trung Quốc ghi nhận thêm 01 trường hợp nhiễm mới cúm A(H7N9) tại tỉnh An Huy. Bệnh nhân nam 69 tuổi khởi phát bệnh ngày 01/4/2014 và hiện trong tình trạng nặng.

Xem chi tiết Next

Cập nhật tình hình nhiễm cúm A(H7N9) trên thế giới ngày 15/4/2014

Ngày 14/4/2014, Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế của Tổ chức YTTG thông tin tại Trung Quốc ghi nhận thêm 01 trường hợp nhiễm mới cúm A(H7N9) tại tỉnh Giang Tô. Bệnh nhân nam 52 tuổi khởi phát bệnh ngày 10/4/2014 và hiện trong tình trạng nặng.

Xem chi tiết Next

Cập nhật tình hình nhiễm cúm A(H7N9) trên thế giới ngày 07/4/2014

Ngày 05/4/2014, Sở Y tế Đặc khu Hồng Kông thông tin đã ghi nhận thêm 01 trường hợp nhiễm mới cúm A(H7N9). Bệnh nhân nam 65 tuổi sống tại Thẩm Quyến. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt, đau họng sau khi đến Hồng Kông ngày 03/4/2014. Tiền sử: bệnh nhân có mua chim bồ câu tại chợ ở Thẩm Quyến

Xem chi tiết Next

Cập nhật tình hình dịch bệnh trên thế giới ngày 24/4/2014

Ngày 23/4/2014, Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế của Tổ chức YTTG thông tin tại Trung Quốc ghi nhận thêm 02 trường hợp nhiễm mới cúm A(H7N9) tại các tỉnh: Giang Tô và Hồ Nam. Trong 02 trường hợp này có 01 trường hợp là y tá, tuy nhiên chưa có mối liên quan về dịch tễ giữa ca bệnh này với các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) khác trước đó.

Xem chi tiết Next
Thong ke