Công điện gửi Sở Y tế tỉnh Bình Phước về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Bạch hầu
_
Xem chi tiếtThứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
14/07/2016 In bài viết
Ngày 7-8/7 vừa qua, tại Hà Giang đã diễn ra chương trình Hội nghị Y tế dự phòng trong giai đoạn mới do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức nhằm bàn về những định hướng mới trong công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Ảnh: Các đại biểu tham dự Hội nghị Y tế dự phòng với định hướng mới
Tham dự Hội nghị là các lãnh đạo, đại biểu đến từ Cục Y tế dự phòng; Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Các Viện như Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Viện Sức khỏe nghề nghiệp & Môi trường, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trưng ương; các lãnh đạo của 28 Sở Y tế tỉnh/thành phố phía Bắc và 28 Trung tâm Y tế dự phòng 28 tỉnh/thành phố phía Bắc; cùng các đại diện một số công ty như GSK, MSD, Sanofi Pasteur.
Hội nghị lần này là nơi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm triển khai các hoạt động y tế dự phòng, đồng thời thảo luận xây dựng định hướng nâng cao năng lực phát triển hoạt động y tế dự phòng trong giai đoạn mới. Những vấn đề được đặc biệt quan tâm trong khuôn khổ Hội nghị như: Y tế dự phòng trong giai đoạn triển khai các định hướng phát triển mới; Vấn đề hoạt động xét nghiệm tại các Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh năm 2016; Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình triển khai Thông tư 51/2014/TT-BYT ngày 29/12/2014 của một tỉnh miền núi; Hoạt động kiểm soát bệnh không lây nhiễm: cơ hội, thách thức với y tế dự phòng; Những tồn tại và giải pháp trong việc triển khai Thông tư liên tịch 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015; Giới thiệu một số loại vắc xin mới của các công ty GSK, MSD, Sanofi Pasteur.
Ngành y tế dự phòng hiện nay đã đạt những thành tựu xuất sắc trong những năm qua như thanh toán bệnh đậu mùa, bại liệt; Giảm mắc hàng trăm đến hàng nghìn lần các bệnh truyền nhiễm có vắc xin; Duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt >90%; Tự sản xuất được 10/12 vắc xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia; nâng tỷ lệ người dân tiếp cận nước sạch, lối sống vệ sinh; Phòng chống, ngăn chặn những dịch bệnh mới nổi nguy hiểm xâm nhập và lan tràn tại Việt Nam,…
Tuy nhiên đánh giá thực trạng lĩnh vực y tế dự phòng cho thấy mặc dù đang đứng trước nhiều cơ hội mới, chúng ta cần phải đối mặt với những khó khăn, thách thức nhất định. Hiện nay đa số các trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, tuy mới tập trung cao vào các hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm, các nhiệm vụ khác ở mức thực hiện chưa được đầy đủ. Về phòng chống bệnh không lây nhiễm còn nhiều vấn đề cần quan tâm như: nâng cao năng lực giám sát bệnh không lây nhiễm, tăng cường chất lượng đáp ứng với phòng chống bệnh không lây nhiễm, đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp liên ngành để phòng chống dịch bệnh bền vững. Một trong những vấn đề còn tồn tại khác như về hoạt động xét nghiệm tại các trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh đóng vai trò thiết yếu nhưng chưa được quan tâm đúng mức, còn thiếu thốn các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của địa phương.
Trong khuôn khổ Hội nghị, các chuyên gia đã thảo luận về những khó khăn, thách thức và đề xuất những giải pháp hữu hiệu để thay đổi và kiện toàn hệ thống y tế dự phòng trong tương lai. Các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành đã đề xuất các định hướng mới nhằm tháo gỡ khó khăn như: cần tăng cường năng lực quản lý, cung cấp dịch vụ xét nghiệm có chất lượng, đảm bảo an toàn sinh học, đáp ứng hoạt động giám sát, chẩn đoán và phòng chống dịch bệnh. Về xét nghiệm, cần thiết phải củng cố, hoàn thiện hệ thống quản lý, tổ chức mạng lưới phòng xét ngiệm; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, sinh phẩm, hóa chất; tăng cường nguồn nhân lực, kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm, an toàn sinh học;…
Hội nghị nhận được rất nhiều đóng góp, chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm quý báu đến từ các chuyên gia trong lĩnh vực y tế dự phòng và các lãnh đạo Viện, Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh/thành phố tham dự. Đây thực sự là một hoạt động tích cực diễn ra trong bối cảnh xã hội đang có những thay đổi lớn mang tính thời đại, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ban đầu tăng cao, đòi hỏi chất lượng dịch vụ tương ứng cả về chất lượng và số lượng. Bên cạnh đó, các dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi ngày càng diễn biến phức tạp trên thế giới, cần thiết ngành y tế phải có đủ năng lực xét nghiệm, chẩn đoán và ứng phó kịp thời với tình hình dịch bệnh nguy hiểm. Do đó, Hội nghị Y tế dự phòng trong giai đoạn mới có ý nghĩa hết sức quan trọng, là tiền đề cho những hoạt động trao đổi kinh nghiệm và đào tạo, nâng cao năng lực, kiện toàn hệ thống y tế dự phòng trong thời gian tới.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Admin
Để kịp thời ứng phó với dịch bạch hầu tại Bình Phước, ngăn chặn nguy cơ lây lan và bùng phát dịch, Bộ Y tế đã khẩn trương chỉ đạo Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế xuất 10.000 liều vắc xin Td phòng chống dịch bạch hầu ngay trong chiều ngày 13/7/2016.
Xem chi tiếtTrong công tác phòng chống dịch, Việt Nam đã góp phần quan trọng vào lĩnh vực an ninh y tế toàn cầu. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới khống chế thành công dịch SARS năm 2003, cũng như là quốc gia đầu tiên của Khu vực Tây Thái Bình Dương thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2010. Năm 2013, Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận đạt các năng lực cốt lõi của Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR). Các dịch bệnh khác như cúm H5N1, H7N9, H1N1, H2N3, Ebola…
Xem chi tiết