Tin tức

Tin tức

​15 năm vắc xin bảo vệ thành công kết quả thanh toán bại liệt

11/12/2015 In bài viết

_
 
Gần 15 năm qua, Việt Nam tiếp tục là một trong những quốc gia bảo vệ được thành quả thanh toán bại liệt. Để duy trì thành công ấy, vắc xin phòng chống bệnh bại liệt là yếu tố then chốt của cả một chặn đường nỗ lực phòng chống dịch bệnh bùng phát.
 

Bại liệt là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút bại liệt gây ra, lây truyền theo đường tiêu hóa. Khi bị nhiễm vào cơ thể, vi rút sẽ tấn công vào hệ thần kinh trung ương, làm yếu các cơ, phần mềm cấp tính và gây ra chứng bại liệt. Trẻ em dưới 5 tuổi thường dễ mắc căn bệnh này.

Vào năm 1988, tại cuộc họp Đại Hội đồng của Tổ chức Y tế Thế giới lần thứ 41, sáng kiến về Chương trình thanh toán bại liệt trên phạm vị toàn cầu đã được nêu ra. Chương trình đã góp phần mạnh mẽ trong việc phòng trừ căn bệnh nguy hiểm này, giảm từ 350.000 trường hợp mắc bại liệt năm 1988 xuống còn 483 trường hợp mắc vào năm 2001. Khu vực Tây Thái Bình Dương đã thanh toán bệnh bại liệt thành công vào năm 2000.

 

Nhờ việc triển khai vắc xin bại liệt trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng trong đó trên 95% trẻ em được uống vắc xin bại liệt, Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới công nhận thanh toán bệnh bại liệt trên toàn quốc vào năm 2000. Nghĩa là Việt Nam đã không còn một bệnh nhân bại liệt nào do vi rút bại liệt hoang dại gây nên. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, việc thanh toán bệnh bại liệt đã giúp chính phủ của các quốc gia tiết kiệm được 1,5 tỷ USD mỗi năm cho chi phí điều trị và phục hồi chức năng các di chứng do bệnh bại liệt gây ra.


Tuy nhiên, dịch bệnh có thể quay trở lại và bùng phát bất cứ lúc nào. Trong năm 2014, thế giới đã ghi nhận sự lan truyền của vi rút bại liệt hoang dại từ 3 trong số 10 quốc gia hiện đang lưu hành bệnh. Đó là các quốc gia khu vực Trung Á, Trung Đông và Trung Phi. Sự bùng phát của bệnh bại liệt tại châu Á, châu Phi và Trung Đông trong thời gian vừa qua được đánh giá là “một sự kiện bất thường”. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quy định khi xuất hiện một ca bại liệt thì quốc gia đó được ghi nhận là đang có dịch bại liệt xảy ra và nguy cơ dịch có thể quay lại bùng phát tại bất cứ đâu nếu không thực hiện tốt việc sử dụng vắc xin bại liệt. Do đó, WHO nhấn mạnh cần phải có sự phối hợp, phản ứng mang tầm quốc tế, giữa các quốc gia nhằm ngăn chặn nguy cơ bại liệt quay trở lại, lây lan mạnh trong cộng đồng.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên thế giới, để bảo đảm thành quả thanh toán bệnh bại liệt, việc triển khai uống vắc xin phòng bại liệt OPV đủ 3 liều với tỷ lệ cao trong cộng đồng là vô cùng cần thiết. Suốt gần 15 năm qua, Việt Nam vẫn tiếp tục bảo vệ thành công thành quả thanh toán bại liệt nhờ giám sát tốt các trường hợp mắc liệt mềm cấp (LMC) và duy trì được tỷ lệ uống vắc xin OPV đủ 3 liều trong tiêm chủng thường xuyên trên 95% ở quy mô toàn quốc qua chương trình Tiêm chủng mở rộng. Đồng thời để đảm bảo duy trì được tỷ lệ miễn dịch cao trong cộng đồng, hàng năm Việt Nam đã chủ động rà soát vùng nguy cơ và tổ chức uống bổ sung vắc xin OPV cho trẻ dưới 5 tuổi vùng nguy cơ cao.
Uống vắc xin đủ liều theo đúng quy định của Bộ Y tế đã góp phần giảm sự lây truyền dịch bệnh, cuối cùng đi đến thanh toán bệnh bại liệt thành công, bảo vệ sức khỏe người dân khỏi căn bệnh quái ác nguy hiểm. Nhiệm vụ lớn lao ấy không phải chỉ riêng ngành y tế đảm trách trọn vẹn. Để đạt được mục tiêu trên và duy trì tốt thành quả đã đạt được, luôn cần có sự tham gia tích cực của mỗi người dân. Mỗi trẻ em Việt Nam được uống vắc xin bại liệt đầy đủ, đúng liều đã và đang góp phần vào quá trình thanh toán bại liệt trên toàn thế giới. Với ý thức bảo vệ sức khỏe và đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo hướng dẫn của ngành y tế, kết quả thanh toán bại liệt đang ở trong tầm tay của mỗi chúng ta.


 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Ký sinh trùng ăn thịt người do IS gieo rắc nguy hiểm như thế nào

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh dịch bệnh Mỹ (CDC), Leishmaniasis là bệnh do loại trùng roi leishmania ký sinh ở đường máu và hệ lưới - mô bào gây ra, lây lan qua vết cắn của ruồi cát nhiễm trùng. Bệnh được tìm thấy ở 90 nước, chủ yếu thuộc khu vực Trung Đông, châu Phi, một phần châu Á và châu Mỹ. Có nhiều loại leishmaniasis, trong đó phổ biến nhất là leishmaniasis da gây lở loét và leishmaniasis nội tạng phá hủy lá lách, gan, tủy xương.

Xem chi tiết Next
Thong ke