Tin tức

Tin tức

​Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 01/5/2022

01/05/2022 In bài viết

Tình hình dịch bệnh trên thế giới

Tổng số ca mắc trên thế giới vượt 513,3 triệu ca, trên 6,2 triệu ca tử vong.

Theo trang tin Bloomberg, trong tháng 4 vừa qua, các nhà khoa học Nam Phi đã phát hiện 2 dòng phụ mới BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron tại thời điểm số ca mắc COVID-19 tăng đột ngột.

Tại Australia, giới chức y tế bang Victoria đã phát hiện dấu vết của dòng  phụ BA.2.12.1 của biến thể Omicron trong nước thải tại Melbourne. Theo đó, Cơ quan y tế Victoria xác nhận dấu vết của biến thể phụ này được phát hiện vào ngày 29/4 và sẽ ưu tiên giải trình tự các mẫu xét nghiệm PCR của các bệnh nhân COVID-19 tại khu vực ghi nhận dấu vết của dòng phụ BA.2.12.1 nhằm đánh giá mức độ lây lan của biến thể này. Theo Cơ quan y tế Victoria, các bằng chứng ban đầu cho thấy biến thể phụ BA.2.12.1 có khả năng lây nhiễm hơn so với dòng phụ BA.2, song không gây triệu chứng nặng. Việc phát hiện dấu vết của biến thể phụ BA.2.12.1 được công bố chỉ 1 ngày sau khi bang láng giềng New South Wales (NSW) ghi nhận ca đầu tiên mắc dòng phụ BA.4, là người vừa trở về từ Nam Phi. Sự xuất hiện liên tiếp của các dòng phụ của biến thể Omicron đang khiến chuyên gia y tế nước này quan ngại. Do vậy, việc số ca mắc gia tăng sẽ có nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ nhập viện và càng nhiều người mắc hội chứng COVID-19 kéo dài. Dường như biến thể phụ BA.4 có khả năng "né" miễn dịch tốt hơn so với BA.2, do vậy những người đã từng mắc COVID-19 có thể tái nhiễm dễ dàng hơn.

Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam

Tính đến 16h00 ngày 01/5/2022, cả nước ghi nhận 10.653.526 ca mắc, trong đó 10.647.347 ca trong nước. Đến nay đã có 9.264.366 người khỏi bệnh, 43.041 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 10.650.674 ca, trong đó có 10.645.777 ca trong nước, 9.261.549 người đã khỏi bệnh (87%), 43.006 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố (chi tiết tại Phụ lục 1).  

Số ca mắc mới trong ngày    

Ghi nhận 3.717 ca dương tính, trong đó có 3.717 ca ghi nhận trong nước tại 53 tỉnh thành phố: Hà Nội (795), Nghệ An (210), Yên Bái (200), Quảng Ninh (198), Phú Thọ (170), Tuyên Quang (161), Hưng Yên (150), Gia Lai (134), Thái Nguyên (127), Thái Bình (123), Lào Cai (121), Vĩnh Phúc (98), Bắc Kạn (91), Quảng Bình (89), Nam Định (77), Lâm Đồng (76), Bắc Giang (73), Bà Rịa - Vũng Tàu (58), Cao Bằng (57), Lạng Sơn (53), Đà Nẵng (51), Quảng Trị (49), Sơn La (47), Hồ Chí Minh (42), Thanh Hóa (42), Lai Châu (40), Bình Phước (35), Hà Nam (33), Bình Thuận (31), Hòa Bình (29), Hà Giang (28), Bình Định (26), Hải Dương (22), Phú Yên (21), Đắk Nông (19), Điện Biên (18), Hải Phòng (17), Tây Ninh (16), Quảng Ngãi (15), Quảng Nam (14), Kiên Giang (11), Bến Tre (8), Thừa Thiên Huế (8), Vĩnh Long (6), Cà Mau (6), Bình Dương (5), Trà Vinh (4), Cần Thơ (4), Hậu Giang (3), Khánh Hòa (2), Bạc Liêu (2), Long An (1), An Giang (1).   

Kết quả giám sát điều trị

- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 9.261.549 người đã khỏi bệnh (87%), tăng 2.111 người so với ngày trước đó. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.346.119 trường hợp, trong đó có 475 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: (1) Thở ô xy qua mặt nạ: 376 (2) Thở ô xy dòng cao HFNC: 50; (3) Thở máy không xâm lấn: 11; (4) Thở máy xâm lấn: 36; (5) Thở ECMO: 2.

- Trong ngày 30/4, ghi nhận 3 trường hợp tử vong (tăng 2 trường hợp so với ngày trước đó) tại Bình Thuận (2), Kiên Giang (1).

Công tác xét nghiệm:

Tính đến ngày 30/4/2022, cả nước đã thực hiện xét nghiệm được 45.241.988 mẫu cho 89.547.542 lượt người được xét nghiệm, trong đó từ 29/4/2021 – nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.498.255 mẫu tương đương 85.799.603 lượt người, tăng 1.051 mẫu so với ngày trước đó. Về việc gộp mẫu bệnh phẩm, từ ngày 16/8/2020 đến nay cả nước đã thực hiện 7.060.288 mẫu gộp cho 49.891.272 lượt người.

Công tác tiêm chủng:

Kết quả tiêm chủng đến hết ngày 30/4/2022

Cả nước đã tiêm 214.939.203 liều (trong ngày tiêm được 108.285 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 100,6% số vắc xin phân bổ 143 đợt.

- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 196.041.770 liều:

- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.376.198 liều:

- Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 1.521.235 liều (mũi 1):

+ 63/63 tỉnh, thành phố triển khai tiêm và có báo cáo kết quả hàng ngày về Bộ Y tế.

Nhận định

Tại nước ta, dịch bệnh vẫn được kiểm soát trên phạm vi cả nước, tuy nhiên dự báo thời gian tới dịch bệnh vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới, Tổ chức Y tế thế giới vẫn đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 có thể xảy ra làm cho diễn biến dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ Nghị quyết số 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, Nghị quyết số 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; Bám sát tình hình dịch bệnh, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm đến tận cấp cơ sở; tiếp tục rà soát các quy định hiện hành để điều chỉnh kịp thời, triển khai thống nhất. 

Một số hoạt động trọng tâm trong thời gian tới

(1) Tiếp tục coi vắc xin là “vũ khí chiến lược”, là yếu tố quyết định, nền tảng trong phòng, chống dịch COVID-19; đẩy mạnh tiêm vắc xin mũi 3 cho đối tượng được chỉ định tiêm trong quý II/2022; hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 12-18 tuổi; đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận, nhập khẩu và phân bổ vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, hoàn thành việc tiêm chủng trong quý II/2022 để bảo đảm an toàn cho trẻ trong kỳ nghỉ hè và chuẩn bị cho năm học mới;

(2) Từng bước tự chủ về thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, vật tư y tế để chuẩn bị cho tình huống mọi tình huống dịch bệnh;

(3) Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc quản lý rủi ro nhất là đối với các đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, bệnh nền, trẻ em…);

(4) Tiếp tục rà soát, khắc phục các tồn tại, hạn chế và nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở;

5) Đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin, thuốc, sinh phẩm xét nghiệm trong nước; rút gọn tối đa các thủ tục hành chính nhưng vẫn phải bảo đảm về chuyên môn, khoa học; (6) Rà soát, xây dựng các chính sách đãi ngộ, thu hút đối với cán bộ y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở.

 

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke