Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 11/7/2022
Xem chi tiết
Thứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
03/05/2022 In bài viết
Tình hình dịch bệnh trên thế giới
Tổng số ca mắc trên thế giới vượt 514 triệu ca, trên 6,2 triệu ca tử vong.
Hàn Quốc bắt đầu bãi bỏ quy định đeo khẩu trang bắt buộc ngoài trời. Tuy nhiên, hầu hết người dân ở thủ đô Seoul vẫn đeo khẩu trang do cảm giác chưa thật sự yên tâm và với nhiều người, khẩu trang đã trở thành "vật bất ly thân" từ lâu và đeo khẩu trang là vì lợi ích của cộng đồng. Nhiều trường học tại Hàn Quốc cũng đã tổ chức các sự kiện thể thao lần đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, song hầu hết học sinh đều đeo khẩu trang. Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết các trường học được quyền tự quyết định có cho phép học sinh bỏ khẩu trang trong các hoạt động thể thao hay các lớp học thể dục hay không. Theo quy định, các sự kiện tập hợp trên 50 người vẫn phải đeo khẩu trang.
Nhà máy sản xuất vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của châu Phi, được ra mắt vào năm ngoái như một trung tâm tiên phong về sản xuất vaccine tại khu vực vốn có tỷ lệ tiêm chủng thấp vì sự chậm trễ trong việc bàn giao vaccine của các nước phương Tây, đang có nguy cơ phải đóng cửa vì ế ẩm. Một trong những lý do khiến nhà máy này phải "đắp chiếu" là do khó khăn trong khâu vận chuyển, bảo quản và phân phối vaccine ở châu Phi. WHO và cơ chế phân phối vaccine công bằng COVAX từng nêu thực trạng châu Phi từ chối nhận thêm vaccine ngừa COVID-19 do không có đủ tủ đông lạnh, việc tiếp cận các điểm tiêm chủng và đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, nhà máy trên ra đời trong bối cảnh châu Phi không được cung cấp đầy đủ và nhanh chóng vaccine ngừa COVID-19 do nhu cầu lớn từ phương Tây. Tuy nhiên khi nhà máy đi vào hoạt động, thực tế đã thay đổi. Hiện nay châu Phi đang nhận được sự hỗ trợ từ nhiều nước hơn so với giai đoạn đầu dịch bùng phát và nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 cho châu lục này cũng đã ổn định.
Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam
Tính đến 16h00 ngày 03/5/2022, cả nước ghi nhận 10.659.358 ca mắc, trong đó 10.653.178 ca trong nước. Đến nay đã có 9.267.281 người khỏi bệnh, 43.044 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 10.656.506 ca, trong đó có 10.651.608 ca trong nước, 9.264.464 người đã khỏi bệnh (86,9%), 43.009 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố (chi tiết tại Phụ lục 1).
Số ca mắc mới trong ngày
Ghi nhận 2.709 ca dương tính, trong đó có 2.709 ca ghi nhận trong nước tại 53 tỉnh thành phố: Hà Nội (711), Phú Thọ (242), Yên Bái (147), Quảng Ninh (141), Tuyên Quang (119), Vĩnh Phúc (115), Nghệ An (113), Bắc Kạn (90), Lào Cai (89), Thái Bình (80), Đà Nẵng (59), Lâm Đồng (52), Cao Bằng (51), Thái Nguyên (49), Hà Tĩnh (45), Quảng Bình (38), Bà Rịa - Vũng Tàu (35), Lai Châu (33), Hòa Bình (33), Hà Giang (29), Bắc Ninh (29), Sơn La (28), Nam Định (27), Ninh Bình (27), Lạng Sơn (26), Điện Biên (26), Bình Phước (26), Hà Nam (25), Hưng Yên (25), Hải Dương (23), Gia Lai (20), Hồ Chí Minh (19), Bình Dương (18), Thanh Hóa (17), Cà Mau (14), Tây Ninh (13), Hải Phòng (11), Vĩnh Long (11), Bắc Giang (8), Phú Yên (8), Bình Định (6), Khánh Hòa (5), Quảng Trị (4), Quảng Ngãi (4), Thừa Thiên Huế (4), Đắk Nông (3), Cần Thơ (3), Bến Tre (2), An Giang (2), Đồng Nai (1), Long An (1), Đồng Tháp (1), Kiên Giang (1).
Kết quả giám sát điều trị
- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 9.264.464 người đã khỏi bệnh (87%), tăng 1.825 người so với ngày trước đó. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.349.033 trường hợp, trong đó có 475 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: (1) Thở ô xy qua mặt nạ: 376 (2) Thở ô xy dòng cao HFNC: 50; (3) Thở máy không xâm lấn: 11; (4) Thở máy xâm lấn: 36; (5) Thở ECMO: 2.
- Trong ngày 02/5, ghi nhận 2 trường hợp tử vong (tăng 1 trường hợp so với ngày trước đó) tại Đồng Nai (1), Hà Nam (1).
Công tác xét nghiệm:
Tính đến ngày 2/5/2022, cả nước đã thực hiện xét nghiệm được 45.242.743 mẫu cho 89.549.697 lượt người được xét nghiệm, trong đó từ 29/4/2021 – nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.499.700 mẫu tương đương 85.801.758 lượt người, tăng 620 mẫu so với ngày trước đó. Về việc gộp mẫu bệnh phẩm, từ ngày 16/8/2020 đến nay cả nước đã thực hiện 7.060.430 mẫu gộp cho 49.892.124 lượt người.
Công tác tiêm chủng:
Từ tháng 3/2021 đến ngày 03/5/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 241.088.214 liều vắc xin phòng COVID-19.
Kết quả tiêm chủng đến hết ngày 02/5/2022
Cả nước đã tiêm 215.005.042 liều (trong ngày tiêm được 13.929 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 100,6% số vắc xin phân bổ 143 đợt.
- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 196.084.726 liều:
- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.377.112 liều
- Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 1.543.204 liều (mũi 1):
+ 63/63 tỉnh, thành phố triển khai tiêm và có báo cáo kết quả hàng ngày về Bộ Y tế.
Nhận định
Tại nước ta, dịch bệnh vẫn được kiểm soát trên phạm vi cả nước, tuy nhiên dự báo thời gian tới dịch bệnh vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới, Tổ chức Y tế thế giới vẫn đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 có thể xảy ra làm cho diễn biến dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ Nghị quyết số 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, Nghị quyết số 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; Bám sát tình hình dịch bệnh, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm đến tận cấp cơ sở; tiếp tục rà soát các quy định hiện hành để điều chỉnh kịp thời, triển khai thống nhất.
Công tác chỉ đạo, điều hành
- Tiếp tục tổng hợp ý kiến của các Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia và các cơ quan quan liên quan để hoàn thiện xây dựng Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022 – 2023 trên cơ sở Kế hoạch đáp ứng và phòng chống nhằm kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022 được Tổ chức Y tế Thế giới ban hành ngày 31/3/2022, tham khảo kế hoạch đáp ứng của một số quốc gia và thực tiễn tình hình dịch bệnh tại Việt Nam.
- Bộ Y tế đang tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, rà soát các quy định pháp luật và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B và trước mắt xem xét tạm dừng thực hiện khai báo y tế nội địa để tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân.
Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng