​Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 04/5/2022

04/05/2022 In bài viết

Tình hình dịch bệnh trên thế giới

Tổng số ca mắc trên thế giới vượt 514,7 triệu ca, trên 6,2 triệu ca tử vong.

- Phát hiện đột biến mới ở "Omicron tàng hình": Các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát hiện ra đột biến mới trên protein gai của biến thể phụ BA.2 thuộc biến thể Omicron ở cùng một vị trí giống với đột biến trên biến thể Delta. Cho đến thời điểm này, nhóm nghiên cứu vẫn chưa rõ liệu đột biến mới có làm tăng khả năng lây lan của BA.2 Omicron hay không.

- Thủ đô Bangkok sắp chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu: Bộ Y tế Thái Lan đã thông báo cho các nhà chức trách thủ đô Bangkok chuẩn bị chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu sau khi tỷ lệ lây nhiễm và tử vong giảm mạnh. Hiện Bộ Y tế Thái Lan đang làm việc với các cơ quan liên quan ở Bangkok để từng bước giảm bớt các biện pháp hạn chế phòng chống COVID-19. Việc chuyển sang các biện pháp kiểm soát bệnh đặc hữu sẽ tập trung vào quản lý những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao như công viên, quán rượu, quán bar và phương tiện giao thông công cộng. Chiến lược này sẽ giúp chuyển đổi thuận lợi sang các điều kiện bệnh đặc hữu của COVID-19.

Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam

Tính đến 16h00 ngày 04/5/2022, cả nước ghi nhận 10.662.446 ca mắc, trong đó 10.656.266 ca trong nước. Đến nay đã có 9.309.336 người khỏi bệnh, 43.044 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 10.659.594 ca, trong đó có 10.654.696 ca trong nước, 9.306.519 người đã khỏi bệnh (87,3%), 43.009 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố (chi tiết tại Phụ lục 1).  

Số ca mắc mới trong ngày    

Ghi nhận 3.088 ca dương tính, trong đó có 3.088 ca ghi nhận trong nước tại 48 tỉnh thành phố: Hà Nội (705), Phú Thọ (268), Vĩnh Phúc (198), Nghệ An (133), Quảng Ninh (130), Bắc Kạn (126), Yên Bái (116), Hải Dương (114), Tuyên Quang (106), Lào Cai (102), Hưng Yên (73), Quảng Bình (60), Hà Giang (58), Thái Bình (55), Hà Nam (54), Lâm Đồng (52), Cao Bằng (49), Quảng Trị (45), Thái Nguyên (44), Hà Tĩnh (43), Quảng Ngãi (38), Ninh Bình (38), Hồ Chí Minh (36), Hải Phòng (35), Đắk Nông (33), Nam Định (33), Hòa Bình (32), Sơn La (30), Bình Dương (29), Bắc Giang (25), Lai Châu (25), Đà Nẵng (24), Gia Lai (23), Thanh Hóa (21), Lạng Sơn (21), Bình Phước (17), Tây Ninh (16), Bà Rịa - Vũng Tàu (14), Cà Mau (11), Vĩnh Long (10), Bến Tre (9), Sóc Trăng (8), Thừa Thiên Huế (7), Bình Thuận (6), Bình Định (6), Khánh Hòa (5), Điện Biên (3), Kiên Giang (2).

Kết quả giám sát điều trị

- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 9.306.519 người đã khỏi bệnh (87,3%), tăng 42.055 người so với ngày trước đó. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.310.066 trường hợp, trong đó có 480 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: (1) Thở ô xy qua mặt nạ: 380 (2) Thở ô xy dòng cao HFNC: 50; (3) Thở máy không xâm lấn: 11; (4) Thở máy xâm lấn: 37; (5) Thở ECMO: 2.

- Trong ngày 03/5, không ghi nhận trường hợp tử vong do COVID-19.

Công tác xét nghiệm:

Tính đến ngày 3/5/2022, cả nước đã thực hiện xét nghiệm được 45.243.153 mẫu cho 89.550.574 lượt người được xét nghiệm, trong đó từ 29/4/2021 – nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.500.177 mẫu tương đương 85.802.635 lượt người, tăng 477 mẫu so với ngày trước đó. Về việc gộp mẫu bệnh phẩm, từ ngày 16/8/2020 đến nay cả nước đã thực hiện 7.060.510 mẫu gộp cho 49.892.604 lượt người.

Công tác tiêm chủng:

Từ tháng 3/2021 đến ngày 04/5/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 241.088.214 liều vắc xin phòng COVID-19, Kết quả tiêm chủng đến hết ngày 03/5/2022

Cả nước đã tiêm 215.022.051 liều (trong ngày tiêm được 17.409 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 100,7% số vắc xin phân bổ 143 đợt.

- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 196.089.135 liều:

- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.377.112 liều:

- Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 1.555.804 liều (mũi 1)

+ 63/63 tỉnh, thành phố triển khai tiêm và có báo cáo kết quả hàng ngày về Bộ Y tế.

Nhận định

Tại nước ta, dịch bệnh vẫn được kiểm soát trên phạm vi cả nước, tuy nhiên dự báo thời gian tới dịch bệnh vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới, Tổ chức Y tế thế giới vẫn đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 có thể xảy ra làm cho diễn biến dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ Nghị quyết số 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, Nghị quyết số 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; Bám sát tình hình dịch bệnh, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm đến tận cấp cơ sở; tiếp tục rà soát các quy định hiện hành để điều chỉnh kịp thời, triển khai thống nhất. 

Công tác chỉ đạo, điều hành

- Tiếp tục tổng hợp ý kiến của các Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia và các cơ quan quan liên quan để hoàn thiện xây dựng Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022 – 2023 trên cơ sở Kế hoạch đáp ứng và phòng chống nhằm kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022 được Tổ chức Y tế Thế giới ban hành ngày 31/3/2022, tham khảo kế hoạch đáp ứng của một số quốc gia và thực tiễn tình hình dịch bệnh tại Việt Nam.

- Bộ Y tế đang tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, rà soát các quy định pháp luật và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B và trước mắt xem xét tạm dừng thực hiện khai báo y tế nội địa để tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân.

Một số hoạt động trọng tâm trong thời gian tới

(1) Tiếp tục coi vắc xin là “vũ khí chiến lược”, là yếu tố quyết định, nền tảng trong phòng, chống dịch COVID-19; đẩy mạnh tiêm vắc xin mũi 3 cho đối tượng được chỉ định tiêm trong quý II/2022; hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 12-18 tuổi; đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận, nhập khẩu và phân bổ vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, hoàn thành việc tiêm chủng trong quý II/2022 để bảo đảm an toàn cho trẻ trong kỳ nghỉ hè và chuẩn bị cho năm học mới;

(2) Từng bước tự chủ về thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, vật tư y tế để chuẩn bị cho tình huống mọi tình huống dịch bệnh;

(3) Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc quản lý rủi ro nhất là đối với các đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, bệnh nền, trẻ em…);

(4) Tiếp tục rà soát, khắc phục các tồn tại, hạn chế và nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở;

(5) Đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin, thuốc, sinh phẩm xét nghiệm trong nước; rút gọn tối đa các thủ tục hành chính nhưng vẫn phải bảo đảm về chuyên môn, khoa học;

(6) Rà soát, xây dựng các chính sách đãi ngộ, thu hút đối với cán bộ y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở.

 

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke