​Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 03/10/2022

04/10/2022 In bài viết

Tình hình dịch bệnh trên thế giới

Tổng số ca mắc trên thế giới hơn 623,5 triệu ca, trên 6,55 triệu ca tử vong.

Nhật Bản thông báo sẽ tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 cho trẻ từ 5-11 tuổi. Nhật Bản đã bắt đầu tiêm mũi vaccine thứ 2 cho trẻ trong nhóm tuổi trên từ tháng 2 vừa qua. Cùng với quyết định trên, hội đồng chuyên gia của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Xã hội Nhật Bản cũng nhất trí cấp phép nhanh cho thuốc phòng COVID-19 Evusheld của hãng AstraZeneca. Theo bộ trên, Evusheld là loại thuốc kháng thể đơn dòng có khả năng bảo vệ trong ít nhất 6 tháng. Từ ngày 20/9, Nhật Bản triển khai tiêm mũi tăng cường phòng biến thể Omicron cho người dân. Trong giai đoạn đầu, Nhật Bản ưu tiên tiêm cho những người từ 60 tuổi trở lên và các nhân viên y tế chưa tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 thứ 4. Sau đó, vào khoảng giữa tháng 10 tới, Nhật Bản sẽ mở rộng diện tiêm chủng sang các đối tượng từ 12 tuổi trở lên và đã tiêm ít nhất 2 mũi vaccine. 

TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM 

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.481.314 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.027 ca nhiễm).

Số ca mắc mới trong ngày    

Ghi nhận 796 ca trong nước tại 49 tỉnh thành phố: Hà Nội (150), Hải Phòng (95), Đà Nẵng (50), Bắc Ninh (36), Hải Dương (29), An Giang (21), Yên Bái (21), Quảng Ninh (20), Phú Thọ (20), Thái Bình (19), Thái Nguyên (18), Kiên Giang (18), Quảng Ngãi (17), Vĩnh Phúc (17), Khánh Hòa (16), Cao Bằng (14), Bắc Kạn (13), Bình Thuận (13), Điện Biên (13), Hồ Chí Minh (13), Lào Cai (11), Bạc Liêu (11), Hưng Yên (11), Sơn La (11), Thanh Hóa (10), Lâm Đồng (10), Lạng Sơn (10), Bình Dương (9), Bắc Giang (9), Lai Châu (9), Gia Lai (8), Bình Phước (7), Tây Ninh (6), Nghệ An (6), Đồng Tháp (5), Vĩnh Long (5), Hà Nam (5), Hòa Bình (5), Tuyên Quang (5), Bình Định (4), Quảng Bình (4), Nam Định (4), Cà Mau (4), Bến Tre (3), Trà Vinh (3), Hậu Giang (3), Kon Tum (2), Sóc Trăng (2), Đắk Lắk (1).

TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ

(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 270 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.593.181 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 69 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 60 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 4 ca

- Thở máy không xâm lấn: 1 ca

- Thở máy xâm lấn: 4 ca

- ECMO: 0 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Ngày 02/10 ghi nhận 0 ca tử vong.

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.149 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 138/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

TÌNH HÌNH TIÊM CHỦNG:

Trong ngày 02/10 có 4.731 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 260.210.114 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 220.503.830 liều: Mũi 1 là 71.064.052 liều; Mũi 2 là 68.655.248 liều; Mũi bổ sung là 14.539.781 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 50.832.065 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 15.412.684 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 22.976.873 liều: Mũi 1 là 9.107.376 liều; Mũi 2 là 8.852.280 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.017.217 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 16.729.411 liều: Mũi 1 là 9.862.737 liều; Mũi 2 là 6.866.674 liều.

Nhận định

Trong nước, mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc; tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp. Tốc độ gia tăng số mắc hàng ngày của COVID-19 phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như bản chất của biến thể về khả năng lây nhiễm (vi rút SARS-CoV-2 thường xuyên biến đổi, không ổn định); khả năng bảo vệ miễn dịch (mắc phải hoặc do tiêm vắc xin) giảm theo thời gian và độ bao phủ vắc xin; khối cảm nhiễm; khả năng đáp ứng và các biện pháp phòng, chống dịch, do đó khó dự báo được mức độ tăng cụ thể trong thời gian tới. Hệ thống đáp ứng phòng, chống dịch từ trung ương đến địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là tiêm vắc xin phòng COVID-19 và truyền thông nâng cao ý thức người dân và cộng đồng.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke