​Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 04/10/2022

04/10/2022 In bài viết

Tình hình dịch bệnh trên thế giới

Tổng số ca mắc trên thế giới hơn 623,8 triệu ca, trên 6,55 triệu ca tử vong.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) ngày 3/10 cho biết đã ngừng đưa ra những lưu ý về y tế khi đi du lịch liên quan đến đại dịch COVID-19 do có ít quốc gia đưa ra đủ dữ liệu để đánh giá một cách chính xác về tình hình dịch bệnh. Theo CDC, trong bối cảnh có ít quốc gia tiến hành xét nghiệm hoặc báo cáo về các trường hợp mắc COVID-19, khả năng CDC đưa những lưu ý về y tế chính xác đối với phần lớn những điểm đến du lịch, bị hạn chế. Trước đó, hồi tháng 3 năm nay, CDC đã đưa ra những khuyến nghị không đi du lịch đối với khoảng 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chiếm hơn một nửa số điểm đến du lịch toàn cầu, tuy nhiên đến tháng 4/2022, CDC đã hủy bỏ khuyến nghị "Không đi du lịch do COVID-19"  đối với khoảng 90 điểm đến trên thế giới và cho biết sẽ dành riêng lưu ý về y tế khi đi du lịch mức độ 4 cho "những hoàn cảnh đặc biệt".

TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.482.334 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.038 ca nhiễm).

Số ca mắc mới trong ngày    

Ghi nhận 1.020 ca trong nước tại 52 tỉnh thành phố: Đắk Lắk (205), Tiền Giang (63), Phú Thọ (53), Quảng Ninh (42), Hà Nội (40), Yên Bái (39), Hải Dương (37), Hải Phòng (35), Lâm Đồng (29), Vĩnh Phúc (27), Hồ Chí Minh (26), Thái Bình (26), Thái Nguyên (23), Hà Nam (20), Bắc Kạn (19), Điện Biên (19), Cao Bằng (18), Đà Nẵng (18), Lào Cai (17), Vĩnh Long (15), Bắc Ninh (14), Hưng Yên (14), Bình Dương (14), Kiên Giang (14), Bà Rịa - Vũng Tàu (12), Khánh Hòa (12), Phú Yên (12), Cà Mau (12), Thanh Hóa (12), Hòa Bình (10), Tây Ninh (10), Bắc Giang (9), Tuyên Quang (9), Sơn La (9), Hà Giang (9), Hà Tĩnh (8), Bình Thuận (8), Nam Định (7), Lạng Sơn (7), Long An (7), Lai Châu (7), Quảng Bình (6), Đồng Tháp (6), Gia Lai (4), Bình Phước (3), Nghệ An (3), Quảng Trị (3), Quảng Nam (2), Cần Thơ (2), Hậu Giang (2), Bình Định (1), Trà Vinh (1).

TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ

(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 805 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.593.986 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 57 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 45 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 4 ca

- Thở máy không xâm lấn: 1 ca

- Thở máy xâm lấn: 7 ca

- ECMO: 0 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Ngày 03/10 ghi nhận 2 ca tử vong tại: Bến Tre (1), Hà Nội (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 1 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.151 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 138/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

TÌNH HÌNH TIÊM CHỦNG:

Trong ngày 03/10 có 18.113 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 260.228.227 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 220.510.492 liều: Mũi 1 là 71.064.100 liều; Mũi 2 là 68.655.376 liều; Mũi bổ sung là 14.539.781 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 50.835.185 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 15.416.050 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 22.976.967 liều: Mũi 1 là 9.107.377 liều; Mũi 2 là 8.852.288 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.017.302 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 16.740.768 liều: Mũi 1 là 9.867.224 liều; Mũi 2 là 6.873.544 liều.

Một số hoạt động trọng tâm trong thời gian tới

Tiếp tục tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả;

Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền nâng cao kiến thức người dân hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe để phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh thông tin về tác dụng, hiệu quả của vắc xin trong ngăn ngừa bệnh nặng, tử vong, khuyến khích, vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; tổ chức triển khai hiệu quả chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới “Vì một Việt Nam vững vàng, khỏe mạnh” theo công thức “2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc-xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác”.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke