Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 13/5/2022
Xem chi tiết
Thứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
08/05/2022 In bài viết
Tình hình dịch bệnh trên thế giới
Tổng số ca mắc trên thế giới vượt 517 triệu ca, trên 6,2 triệu ca tử vong.
- Thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) hoãn thi đại học vì COVID-19: Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc sáng 8/5 cho biết thành phố Thượng Hải ghi nhận tổng cộng 3.975 ca mắc mới COVID-19, gồm 3.760 ca không triệu chứng và 215 ca lây nhiễm trong cộng đồng trong 24 giờ qua. Các ca mắc mới của Thượng Hải giảm liên tục 8 ngày qua, cho phép thành phố đóng cửa một số bệnh viện dã chiến đã được gấp rút xây dựng trước đó. Chính quyền Thượng Hải cho biết Thượng Hải đang kiểm soát dịch tốt song vẫn chưa thể nới lỏng hoàn toàn các hạn chế, và đã thông báo hoãn một tháng kỳ thi đầu vào đại học.
- Lào mở cửa trở lại toàn bộ đất nước từ ngày 9/5: Chính phủ Lào thông báo sẽ mở cửa trở lại hoàn toàn đất nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh phổ thông để thúc đẩy du lịch và kinh tế.
Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam
Tính đến 16h00 ngày 08/5/2022, cả nước ghi nhận 10.676.184 ca mắc, trong đó 10.670.003 ca trong nước. Đến nay đã có 9.320.591 người khỏi bệnh, 43.055 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 10.673.332 ca, trong đó có 10.668.433 ca trong nước, 9.317.774 người đã khỏi bệnh (87,3%), 43.020 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố (chi tiết tại Phụ lục 1).
Số ca mắc mới trong ngày
- Ghi nhận 2.269 ca dương tính, trong đó có 2.268 ca ghi nhận trong nước tại 51 tỉnh thành phố: Hà Nội (338), Nghệ An (140), Tuyên Quang (135), Phú Thọ (129), Quảng Ninh (120), Yên Bái (101), Quảng Bình (97), Bắc Ninh (92), Bắc Giang (82), Vĩnh Phúc (78), Lào Cai (69), Thái Bình (65), Bắc Kạn (61), Gia Lai (55), Thái Nguyên (50), Lâm Đồng (41), Hà Nam (40), Ninh Bình (37), Nam Định (35), Lạng Sơn (33), Hải Phòng (30), Hồ Chí Minh (30), Hà Tĩnh (30), Hải Dương (29), Bình Phước (28), Sơn La (27), Hưng Yên (27), Hà Giang (26), Hòa Bình (25), Thanh Hóa (21), Cao Bằng (19), Đắk Nông (19), Lai Châu (17), Quảng Trị (16), Bà Rịa - Vũng Tàu (15), Bình Định (13), Tây Ninh (12), Quảng Nam (10), Bình Dương (10), Đà Nẵng (10), Vĩnh Long (9), Điện Biên (9), Phú Yên (8), Khánh Hòa (6), Đồng Tháp (6), Cà Mau (6), Bình Thuận (5), Đồng Nai (2), Bến Tre (2), Kiên Giang (2), Hậu Giang (1) và 1 ca nhập cảnh ghi nhận tại Nam Định (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Nông (+11), Bà Rịa - Vũng Tàu (+10), Phú Yên (+8).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-292), Vĩnh Phúc (-144), Bắc Ninh (-61).
Kết quả giám sát các trường hợp mắc trong cộng đồng
- Cả nước ghi nhận 1.529 ca mắc trong cộng đồng (chiếm 67,4% tổng số mắc trong ngày), giảm 734 ca so với ngày trước đó.
- Một số địa phương ghi nhận số mắc trong ngày trong cộng đồng, gồm:
+ Tỉnh Quảng Ninh: Trong ngày ghi nhận 113 ca cộng đồng (giảm 3 ca so với ngày trước đó). Tích lũy số mắc giai đoạn 4 đến nay trên địa bàn là 344.545 ca.
+ Tỉnh Quảng Bình: Trong ngày ghi nhận 97 ca cộng đồng (bằng với ngày trước đó). Tích lũy số mắc giai đoạn 4 đến nay trên địa bàn là 126.257 ca.
+ Tỉnh Phú Thọ: Trong ngày ghi nhận 96 ca cộng đồng (giảm 40 ca so với ngày trước đó). Tích lũy số mắc giai đoạn 4 đến nay trên địa bàn là 318.558 ca.
+ Tỉnh Bắc Ninh: Trong ngày ghi nhận 85 ca cộng đồng (giảm 66 ca so với ngày trước đó). Tích lũy số mắc giai đoạn 4 đến nay trên địa bàn là 339.937 ca.
- Trong 7 ngày qua, các địa phương ghi nhận số mắc trong cộng đồng tăng so với 7 ngày trước đó: Bắc Ninh tăng 66 ca, Hà Giang tăng 26 ca; các địa phương ghi nhận số mắc trong cộng đồng giảm: TP. Hà Nội (giảm 1.452 ca), Gia Lai (giảm 1.118 ca).
Kết quả giám sát điều trị
- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 9.317.774 người đã khỏi bệnh (87,3%), tăng 2.066 người so với ngày trước đó. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.312.538 trường hợp, trong đó có 473 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: (1) Thở ô xy qua mặt nạ: 381 (2) Thở ô xy dòng cao HFNC: 49; (3) Thở máy không xâm lấn: 9; (4) Thở máy xâm lấn: 32; (5) Thở ECMO: 2.
- Trong ngày 07/5, cả nước không ghi nhận ca tử vong nào (giảm 6 ca so với hôm trước).
Công tác xét nghiệm:
Tính đến ngày 6/5/2022, cả nước đã thực hiện xét nghiệm được 45.244.257 mẫu cho 89.552.951 lượt người được xét nghiệm, trong đó từ 29/4/2021 – nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.501.549 mẫu tương đương 85.805.012 lượt người, tăng 481 mẫu so với ngày trước đó. Về việc gộp mẫu bệnh phẩm, từ ngày 16/8/2020 đến nay cả nước đã thực hiện 7.060.587 mẫu gộp cho 49.893.066 lượt người.
Công tác tiêm chủng:
Từ tháng 3/2021 đến ngày 08/5/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 241.088.214 liều vắc xin phòng COVID-19, Kết quả tiêm chủng đến hết ngày 07/5/2022
Cả nước đã tiêm 215.688.790 liều (trong ngày tiêm được 149.670 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 99,9% số vắc xin phân bổ 144 đợt.
- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 196.483.237 liều
- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.385.055 liều
- Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 1.820.498 liều (mũi 1):
+ 63/63 tỉnh, thành phố triển khai tiêm và có báo cáo kết quả hàng ngày về Bộ Y tế.
Nhận định
Tại nước ta, dịch bệnh vẫn được kiểm soát trên phạm vi cả nước, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ Nghị quyết số 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, Nghị quyết số 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; Bám sát tình hình dịch bệnh, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm đến tận cấp cơ sở; tiếp tục rà soát các quy định hiện hành để điều chỉnh kịp thời, triển khai thống nhất.
Công tác chỉ đạo, điều hành
- Bộ Y tế có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ và Y tế các bộ, ngành về kê đơn thuốc kháng virus COVID-19.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát, đề nghị các đơn vị theo dõi chặt chẽ, tổng hợp tình hình, phân tích dịch tễ bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân trên thế giới; phối hợp với địa phương phân tích các trường hợp nghi ngờ viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân và báo cáo ngay những trường hợp bất thường, đồng thời đánh giá nguy cơ, đề xuất các biện pháp phòng chống tại Việt Nam.
- Tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về các biến chủng.
Một số hoạt động trọng tâm trong thời gian tới
(1) Tiếp tục rà soát, khắc phục các tồn tại, hạn chế và nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở;
(2) Rà soát, xây dựng các chính sách đãi ngộ, thu hút đối với cán bộ y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở;
(3) Tiếp tục coi vắc xin là “vũ khí chiến lược”, là yếu tố quyết định, nền tảng trong phòng, chống dịch COVID-19; đẩy mạnh tiêm vắc xin mũi 3 cho đối tượng được chỉ định tiêm trong quý II/2022; đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận, nhập khẩu và phân bổ vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, hoàn thành việc tiêm chủng trong quý II/2022 để bảo đảm an toàn cho trẻ trong kỳ nghỉ hè và chuẩn bị cho năm học mới;
(4) Từng bước tự chủ về thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, vật tư y tế để chuẩn bị cho tình huống mọi tình huống dịch bệnh;
(5) Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc quản lý rủi ro nhất là đối với các đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, bệnh nền, trẻ em…).
Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng