Tin tức

Tin tức

​Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 10/7/2021

10/07/2021 In bài viết

Tổng số ca bệnh từ đầu dịch đến nay ghi nhận hơn 186.9 triệu ca, trong đó hơn 4 triệu ca tử vong và hơn 170 triệu trường hợp hồi phục.

Tại Pháp, số ca nhiễm mới đã giảm xuống mức trung bình 1.800 ca/ngày trong 7 ngày vào cuối tháng 6 so với mức hơn 42.000 ca nhiễm/ngày vào giữa tháng 4. Tuy nhiên kể từ đó, xu hướng này đã đảo chiều và số ca nhiễm mới mỗi ngày hiện nay tăng trở lại trên 4.000 ca/ngày. Bộ Y tế Pháp cảnh báo biến thể Delta có thể là nguyên nhân gây ra phần lớn các ca nhiễm mới ở nước này từ cuối tuần này trở đi, hiện biến thể Delta chiếm gần 50% số các ca mắc mới.

Tại Indonesia đang tăng mạnh cả số ca mắc mới và ca tử vong. Trong 1 ngày qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và số ca mắc mới cao nhất châu Á, số ca bệnh mới của nước này còn cao nhất kể từ đầu dịch tới nay trong nhiều ngày liên tiếp. Số ca tử vong trong ngày tại Indonesia cao hơn tất cả các nước ASEAN khác cộng lại, đồng thời cũng cao nhất châu Á (hơn cả Ấn Độ).

Tại Campuchia, số ca mắc mới đang gia tăng khi trong ngày ghi nhận 933 ca mắc mới, 26 ca tử vong; số ca mắc trong mấy ngày qua đang ở mức trên 900 ca/ngày. Hiện nay, Campuchia đang áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực, tỉnh thành, thủ đô Phnom Penh vẫn là điểm dịch nặng nhất của Campuchia.

Tổng số tích lũy ca mắc Covid+19 cả nước từ đầu dịch đến 17h00 ngày 10/7/2021 là 27.863 trường hợp, trong đó có 25.947 trường hợp ghi nhận trong nước và 110 trường hợp tử vong, cụ thể:

- Từ khi có dịch đến ngày 26/4/2021, tổng số có 2.852 ca, trong đó:

+ Số mắc trong nước: 1.570; số mắc nhập cảnh: 1.282

+  Số ca đã khỏi, ra viện: 2.817

+ Số ca đang điều trị: 0

+ Số ca tử vong: 35

- Từ ngày 27/4/2021 đến 17h00 ngày 10/7/2021, tổng số có 25.011 ca, trong đó:

+ Số mắc trong nước: 24.377; số mắc nhập cảnh: 634

+ Số ca đã khỏi, ra viện: 6.758

+ Số ca đang điều trị: 18.178

+ Số ca tử vong: 75

Từ 17h00 ngày 09/7 đến 17h00 ngày 10/7/2021, ghi nhận 1.853 ca mắc mới trong đó có 1.844 ca trong nước, hầu hết là các trường hợp tiếp xúc gần (F1) đã được cách ly hoặc trong khu vực phong tỏa (tại Hồ Chí Minh: 1.320, Bình Dương: 140, Tiền Giang: 75, Đồng Tháp: 58, Đồng Nai: 37, Phú Yên: 33, Long An: 33, Khánh Hòa: 28, Vĩnh Long: 26, Quảng Ngãi: 14, Bà Rịa+Vũng Tàu: 12, An Giang: 10, Bình Phước: 8, Hà Nội: 7, Hưng Yên: 7, Sóc Trăng: 7, Bắc Giang: 4, Tây Ninh: 4, Thanh Hóa: 3, Bình Định: 2, Trà Vinh: 2, Bến Tre: 2, Cà Mau: 2, Bắc Ninh: 2, Thái Bình: 2, Hà Tĩnh: 1, Vĩnh Phúc: 1, Hà Nam: 1, Bạc Liêu: 1, Kiên Giang: 1, Ninh Thuận: 1) và 9 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Trà Vinh (2), Tây Ninh (2), Kiên Giang (2), Quảng Nam (2), Hà Nội (1).

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19:

- Triển khai Lễ phát động Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc với sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ; Thực hiện tiếp nhận 2 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 Moderna của Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ thông qua cơ chế COVAX. Ngày 09/7, hơn 400.000 liều vắc xin AstraZeneca do Nhật Bản hỗ trợ và 580.000 liều vắc xin AstraZeneca trong hợp đồng của Hệ thống tiêm chủng VNVC đặt mua đã về đến Việt Nam.

- Bộ Y tế ban hành hướng dẫn các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 đối với TP. Hồ Chí Minh trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg. Cử lực lượng hỗ trợ (khoảng 10.000 cán bộ y tế) giúp TP. Hồ Chí Minh lấy mẫu, xét nghiệm, điều trị...Bộ Y tế có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận người từ TP. Hồ Chí Minh về địa phương, yêu cầu người từ TP. Hồ Chí Minh đi 62 tỉnh thành phải tự cách ly 7 ngày, xét nghiệm 3 lần.

- Xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Y tế ban hành kế hoạch số 1020/KH-BYT ngày 09/7/2021 về bảo đảm công tác y tế và phòng chống dịch bệnh Covid-19 phục vụ kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá XV.

- Tiếp tục tập trung lực lượng để hỗ trợ dập dịch nhanh nhất, sớm nhất tại TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận và một số địa phương đang có dịch trên cả nước. Bộ Y tế tổ chức các đoàn công tác kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam. Đơn vị thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trên địa bàn hỗ trợ, tích cực triển khai các hoạt động phòng, chống dịch và tiếp tục thành lập các Tổ công tác đặc biệt chống dịch, huy động số lượng lớn lực lượng y tế tham gia chống dịch.

- Thường xuyên bám sát các diễn biến thực tế, liên tục chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như thực hiện giãn cách, cách ly phù hợp theo mức độ nguy cơ trên nguyên tắc khoanh vùng rộng để lấy mẫu xét nghiệm và phong tỏa hẹp; thực hiện truy vết thần tốc, phát huy vai trò của các tổ chống dịch dựa vào cộng đồng; áp dụng các phương pháp xét nghiệm phù hợp với tình hình thực tế cho từng nhóm đối tượng và tổ chức tốt công tác điều phối lấy mẫu, xét nghiệm; thực hiện các hình thức cách ly phù hợp.

- Tiếp tục đôn đốc, thúc đẩy tiến độ cung cấp vắc xin; tăng cường hợp tác quốc tế chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin trong nước.

- Tăng cường truyền thông về tập trung thực hiện 5K + vắc xin. Xây dựng nội dung truyền thông trong Kế hoạch triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

 

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke