​Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 16/7/2021

16/07/2021 In bài viết

Tổng số ca bệnh từ đầu dịch đến nay ghi nhận hơn 189,8 triệu ca, trong đó hơn 4 triệu ca tử vong và hơn 173 triệu trường hợp hồi phục. Tại Mỹ, số ca mắc  đang gia tăng tại hơn một nửa trong tổng số bang và vùng lãnh thổ ở Mỹ, theo đó số ca mắc mới trong tuần qua tăng hơn 65% so với tuần trước đó; Los Angeles là đô thị lớn đầu tiên của Mỹ áp dụng trở lại quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong không gian kín, dự kiến quy định đeo khẩu trang trong cửa hàng, nhà hàng và nơi công sở sẽ có hiệu lực từ 0h ngày 18/7.

Tại Indonesia, tuần qua đã vượt qua Ấn Độ về số ca nhiễm mới hàng ngày, trở thành tâm dịch mới tại châu Á. Trong tuần qua, Indonesia ghi nhận trung bình khoảng 45.000 ca mắc mới mỗi ngày, tăng gấp 3 lần so với giai đoạn đỉnh điểm hồi đầu năm. Tại Indonesia, biến thể Delta đã được phát hiện trên cả 4 hòn đảo đông dân nhất của nước này gồm: Java, Sumatra, Sulawesi và Kalimantan.

Tại Thái Lan, ngày 16/7 thông báo ghi nhận 9.692 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 381.907 ca. Đây là số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Thái Lan, trong bối cảnh nhà chức trách đang nỗ lực ứng phó với làn sóng lây nhiễm lớn nhất cho đến nay tại nước này.

Tổng số tích lũy ca mắc Covid-19 cả nước từ đầu dịch đến 17h00 ngày 16/7/2021 là 44.186 trường hợp, trong đó có 42.179 trường hợp ghi nhận trong nước và 225 trường hợp tử vong, cụ thể:

- Từ khi có dịch đến ngày 26/4/2021 có 2.852 ca, trong đó: số mắc trong nước: 1.570; số mắc nhập cảnh: 1.282; số ca đã khỏi, ra viện: 2.709; số ca đang điều trị: 108; số ca tử vong: 35

- Từ ngày 27/4/2021 đến 17h00 ngày 16/7/2021 có 41.334 ca, trong đó: số mắc trong nước: 40.609; số mắc nhập cảnh: 725; số ca đã khỏi, ra viện: 7.912; số ca đang điều trị: 33.232; số ca tử vong: 190

Từ 17h00 ngày 15/7 đến 17h00 ngày 16/7/2021, ghi nhận 3.336 ca mắc mới trong đó có 3.321 ca trong nước, hầu hết là các trường hợp tiếp xúc gần (F1) đã được cách ly hoặc trong khu vực phong tỏa (tại Hồ Chí Minh: 2.420, Bình Dương: 166, Đồng Tháp: 158, Tiền Giang: 146, Đồng Nai: 72, Khánh Hòa: 57, Vĩnh Long: 49, Phú Yên: 44, Đà Nẵng: 39, Tây Ninh: 33, Cần Thơ: 19, Nghệ An: 16, Hưng Yên: 15, Bến Tre: 15, Bình Phước: 13, Kiên Giang: 8, Bắc Ninh: 7, Hậu Giang: 7, Hà Nội: 6, Quảng Ngãi: 4, Ninh Thuận: 3, Bắc Giang: 2, Cà Mau: 2, Lâm Đồng: 2, Trà Vinh: 2, Lạng Sơn: 1, Vĩnh Phúc: 1, An Giang: 1, Thanh Hóa: 1, Đắc Lắc: 1, Đắc Nông: 1, Lào Cai: 1) và 15 ca được cách ly ngay sau nhập cảnh tại tỉnh Hồ Chí Minh (6), Quảng Ninh (5), Thanh Hóa (3), Hà Nội (1).

Có 58 tỉnh, thành phố ghi nhận ca mắc, trong đó:

- 12 địa phương đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới trong nước, gồm: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.

- 5 địa phương không có lây nhiễm thứ phát, gồm: Hà Nam, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Nam Định, Lào Cai.

- 41 địa phương chưa qua 14 ngày với tổng số 40.081 ca mắc. Trong đó, 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao: TP. Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bình Dương, Bắc Ninh, Đồng Tháp. Các trường hợp mắc mới hầu hết là các trường hợp tiếp xúc gần (F1) đã được cách ly từ trước hoặc trong khu vực đã phong tỏa.

Có 5 tỉnh chưa ghi nhận ca mắc trong đợt dịch thứ 4 này là: Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Bình, Kon Tum.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19:

- Đẩy mạnh thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, sẵn sàng đáp ứng nhanh, kịp thời, không để dịch lây lan rộng trên địa bàn. Chủ động rà soát nhân lực, trang thiết bị, máy thở, máy tim phổi nhân tạo (ECMO), máy thở ô xy dòng cao HFNC, kể cả ô xy, thuốc, hoá chất, thiết bị phòng hộ… để đáp ứng với tình huống khi có số ca mắc tăng cao.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, triển khai các phương án vừa chống dịch, vừa tiến hành sản xuất theo phương châm 3 tại chỗ. Đảm bảo an sinh xã hội, cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân, nhất là các đối tượng người lao động, người bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh.

- Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức chiến dịch tiêm chủng, tập huấn an toàn tiêm chủng, quy trình tiêm chủng để đảm bảo tiêm an toàn, không để lây nhiễm tại các điểm tiêm chủng.

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, truyền thông phản ánh những nỗ lực chống dịch trên mọi mặt, nhấn mạnh thông điệp truyền thông “5K + vắc xin” và tăng cường ứng dụng công nghệ; khuyến khích, huy động người dân tham gia thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

 

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke