​Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 10/8/2022

10/08/2022 In bài viết

Tình hình dịch bệnh trên thế giới

Tổng số ca mắc trên thế giới hơn 591,5 triệu ca, trên 6,4 triệu ca tử vong.

Nhiều nước đối mặt với nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19 khi số ca nhiễm gia tăng thời gian gần đây, số ca nhiễm mới trung bình 7 ngày trên toàn thế giới đạt 1,11 triệu ca vào ngày 24/7, cao nhất tình từ ngày 10/4/2022. Số ca nhiễm mới trung bình 7 ngày tại châu Âu đã tăng hơn 3 lần lên 456 nghìn ca vào ngày 11/7; tại chấu Á cũng tăng nhanh từ khoảng 115 nghìn ca vào cuối tháng 6 lên đến 354 nghìn ca vào ngày 24/7.

Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam

Tính đến 16h00 ngày 10/8/2022, cả nước ghi nhận 11.353.573 ca mắc, trong đó 11.347.323 ca trong nước. Đến nay đã có 9.997.136 người khỏi bệnh, 43.094 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 11.350.721 ca, trong đó có 11.345.753 ca trong nước, 9.994.319 người đã khỏi bệnh (88%), 43.059 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố. 

Số ca mắc mới trong ngày    

Ghi nhận 2.010 ca ghi nhận trong nước tại 48 tỉnh thành phố: Hà Nội (239), Hồ Chí Minh (218), Nghệ An (192), Thanh Hóa (97), Hải Phòng (93), Hà Tĩnh (87), Quảng Ninh (79), Quảng Bình (74), Ninh Bình (62), Đà Nẵng (60), Khánh Hòa (58), Hà Nam (52), Bình Phước (50), Lào Cai (49), Phú Thọ (48), Hải Dương (44), Quảng Ngãi (40), Thái Bình (36), Sơn La (36), Bà Rịa - Vũng Tàu (35), Quảng Trị (32), Nam Định (29), Lâm Đồng (29), Yên Bái (29), Hưng Yên (19), Bắc Kạn (18), Cà Mau (18), Vĩnh Phúc (17), Thái Nguyên (16), Lai Châu (16), Gia Lai (15), Hòa Bình (15), Cao Bằng (15), Bến Tre (14), Bình Thuận (11), Tuyên Quang (10), Bình Dương (10), Vĩnh Long (10), Kiên Giang (7), Đồng Nai (6), Bắc Giang (6), Kon Tum (4), Trà Vinh (3), Sóc Trăng (3), Bạc Liêu (3), Quảng Nam (3), An Giang (2), Hậu Giang (1).

Kết quả giám sát điều trị

- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 9.994.319 người đã khỏi bệnh (88%), tăng 5.271 người so với ngày trước. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.313.343 trường hợp, trong đó có 78 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: (1) Thở ô xy qua mặt nạ: 68; (2) Thở ô xy dòng cao HFNC: 4; (3) Thở không xâm lấn: 1; (4) Thở xâm lấn: 5.

- Trong ngày 09/8, cả nước không ghi nhận trường hợp tử vong do COVID-19.

Từ tháng 3/2021 đến ngày 10/8/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 253.071.094 liều vắc xin phòng COVID-19.

Kết quả tiêm chủng đến hết ngày 09/8/2022: Cả nước đã tiêm 249.288.604 liều / 248.860.152 liều vắc xin phân bổ 162 đợt (trong ngày tiêm được 385.585 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 100,2%.

- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 215.181.727 liều:

Tỷ lệ tiêm mũi 3 tại các tỉnh, thành phố: 20/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 80%; 30/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 60-80%; 13/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 60%.

Tỷ lệ tiêm mũi 4 tại các tỉnh, thành phố: 20/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 70%, 21/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 50-70%; 22/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 50%.

- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 21.191.813 liều:

Tỷ lệ tiêm mũi 3 tại các tỉnh, thành phố: 20/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 50%; 25/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 30-50%; 18/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 30%.

- Số liều tiêm cho trẻ từ 5 dưới 12 tuổi là 12.915.064 liều:

Tỷ lệ tiêm mũi 1 tại các tỉnh, thành phố: 29/63 tỉnh, thành phố trên 80%; 26/63 tỉnh, thành phố từ 60-80%; 8/63 tỉnh, thành phố dưới 60%.

Tỷ lệ tiêm mũi 2 tại các tỉnh, thành phố: 21/63 tỉnh, thành phố trên 50%; 29/63 tỉnh, thành phố từ 30-50%; 13/63 tỉnh, thành phố dưới 30%.

Nhận định

Trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, nhất là các tỉnh phía Nam các biến thể này đã bắt đầu chiếm ưu thế; tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp. Số ca mắc đang gia tăng trở lại và có xu hướng tiếp tục tăng có thể gây quá tải hệ thống y tế, nhất là trong bối cảnh nguy cơ xảy ra “dịch chồng dịch” do một số bệnh dịch lưu hành khác (cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng...) đang trong mùa cao điểm và khả năng xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính...).

Một số hoạt động trọng tâm trong thời gian tới

1. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

2. Tiếp tục tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; chỉ đạo đẩy mạnh việc vận động, khuyến khích người dân tham gia tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch.

3. Tiếp tục tổ chức tốt việc phân luồng, thu dung, cấp cứu, cách ly và điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt chú ý đối với nhóm nguy cơ cao, hạn chế thấp nhất các ca tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện; tăng cường chỉ đạo tuyến, hỗ trợ tuyến dưới.

4. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương bảo đảm đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân; tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai nghiên cứu, sản xuất vắc xin, sinh phẩm, thuốc, vật tư, trang thiết bị.

6. Phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền nâng cao kiến thức người dân hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe để phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là thực hiện 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) và tiêm vắc xin, lợi ích, hiệu quả của vắc xin phòng COVID-19 nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.

7. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cấp ngành, địa phương trong việc đẩy nhanh tiến độ triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19; tăng cường sự phối hợp giữa các bên thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp khác: thuốc, điều trị, công nghệ, ý thức người dân,… với các trụ cột cách ly, xét nghiệm, điều trị và kêu gọi sự ủng hộ của người dân tuân thủ các quy định, làm theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

8. Phối hợp với các tổ chức, chuyên gia trong nước, quốc tế theo dõi, cập nhật tình hình dịch, nhất là với các biến thể mới; kịp thời đề xuất các hoạt động phòng, chống dịch phù hợp và huy động hỗ trợ, viện trợ của các tổ chức quốc tế.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke