​Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 19/7/2022

19/07/2022 In bài viết

Tình hình dịch bệnh trên thế giới

Tổng số ca mắc trên thế giới hơn 568,7 triệu ca, trên 6,38 triệu ca tử vong.

Công ty dược phẩm Moderna (Mỹ) cuối ngày 18/7 cho biết Cơ quan quản lý dược phẩm Australia (TGA) đã phê duyệt tạm thời sử dụng vaccine Spikevax ngừa COVID-19 của hãng này để tiêm phòng cho trẻ từ 6 tháng - 5 tuổi.

Theo báo cáo cập nhật từ Viện Nhi khoa (AAP) và Hiệp hội Bệnh viện nhi của Mỹ, nước này đã ghi nhận trên 6 triệu trẻ em mắc COVID-19 kể từ đầu năm 2022 đến nay. Riêng 4 tuần gần đầy, số ca mắc mới ở trẻ xấp xỉ 287.000 ca. Trong báo cáo công bố ngày 18/7, AAP nêu rõ số ca bệnh nhi mắc COVID-19 tại Mỹ tăng cao hơn so với cách đây một năm. Do vậy, hiệp hội chuyên khoa này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết hiện nay là cần thu thập thêm dữ liệu về độ tuổi cụ thể nhằm đánh giá nguy cơ gây bệnh và những tác động tiềm tàng về lâu dài mà các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây ra đối với trẻ em, từ đó giúp các nhà nghiên cứu có thể tìm ra những biện pháp hạn chế các tác động đối với thể chất, tâm lý và khả năng giao tiếp xã hội của thế hệ trẻ nhỏ cũng như thanh thiếu niên. Cũng theo thống kê của giới chức y tế Mỹ, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nước này đã ghi nhận hơn 13,9 triệu trẻ dương tính với virus SARS-CoV-2.

Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam

Tính đến 16h00 ngày 19/7/2022, cả nước ghi nhận 10.762.532 ca mắc, trong đó 10.756.317 ca trong nước. Đến nay đã có 9.823.574 người khỏi bệnh, 43.091 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 10.759.680 ca, trong đó có 10.754.747 ca trong nước, 9.820.757 người đã khỏi bệnh (91,3%), 43.056 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố. 

Số ca mắc mới trong ngày    

Ghi nhận 1.097 ca dương tính, trong đó có 1.085 ca ghi nhận trong nước tại 45 tỉnh thành phố: Hà Nội (175), Nghệ An (81), Hồ Chí Minh (69), Bắc Ninh (67), Quảng Bình (53), Hà Tĩnh (51), Phú Thọ (49), Quảng Ninh (44), Đà Nẵng (43), Hải Dương (32), Lào Cai (30), Yên Bái (28), Vĩnh Phúc (27), Nam Định (26), Tuyên Quang (25), Hòa Bình (25), Thanh Hóa (24), Quảng Ngãi (21), Bắc Kạn (20), Thái Bình (18), Quảng Trị (17), Ninh Bình (14), Hà Nam (14), Thái Nguyên (11), Cà Mau (10), Bình Dương (10), Điện Biên (10), Sơn La (10), Lai Châu (9), Hưng Yên (8), Lạng Sơn (8), Bình Định (7), Khánh Hòa (7), Bà Rịa - Vũng Tàu (7), Phú Yên (6), Đồng Nai (5), Gia Lai (5), Bắc Giang (5), Bình Phước (3), Lâm Đồng (3), Cao Bằng (3), Tây Ninh (2), Bến Tre (1), Vĩnh Long (1), Bạc Liêu (1) và 12 ca nhập cảnh ghi nhận tại Bà Rịa - Vũng Tàu (11), Hà Nội (1).  

Kết quả giám sát điều trị

- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 9.820.757 người đã khỏi bệnh (91,3%), tăng 5.217 người so với ngày trước. Hiện nay đang điều trị, giám sát 895.867 trường hợp, trong đó có 41 trường hợp nặng đang điều trị.

- Trong ngày 18/7, cả nước không ghi nhận trường hợp tử vong do COVID-19.

Công tác tiêm chủng:

Từ tháng 3/2021 đến ngày 19/7/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 253.071.094 liều vắc xin phòng COVID-19.

Kết quả tiêm chủng đến hết ngày 18/7/2022: Cả nước đã tiêm 239.615.795 liều/240.101.348 liều vắc xin phân bổ 155 đợt (trong ngày tiêm được 392.016 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 99,8%.

- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 209.759.263 liều: Mũi 1: 71.299.002 liều; Mũi 2: 70.339.822 liều; Mũi bổ sung: 14.046.385 liều; Mũi 3: 47.087.754 liều; Mũi 4: 6.986.300 liều.

Tỷ lệ tiêm mũi 3 tại các tỉnh, thành phố: 14/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 80%; 30/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 60-80%; 19/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 60%.

- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 19.516.697 liều: Mũi 1: 9.022.082 liều; Mũi 2: 8.681.661 liều;  Mũi 3: 1.812.954 liều.

Tỷ lệ tiêm mũi 3 tại các tỉnh, thành phố: 16/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 30%; 32/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 10-30%; 15/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 10%.

- Số liều tiêm cho trẻ từ 5 dưới 12 tuổi là 10.339.835 liều:

Tỷ lệ tiêm mũi 1 tại các tỉnh, thành phố: 13/63 tỉnh, thành phố trên 80%; 24/63 tỉnh, thành phố từ 60-80%; 26/63 tỉnh, thành phố dưới 60%.

Tỷ lệ tiêm mũi 2 tại các tỉnh, thành phố: 13/63 tỉnh, thành phố trên 40%; 39/63 tỉnh, thành phố từ 20-40%; 11/63 tỉnh, thành phố dưới 20%.

Nhận định

Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia với sự xuất hiện của biến thể BA.5 của chủng Omicron[1], nhất là tại khu vực Châu Âu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vắc xin tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ bệnh trở nặng.

        Từ cuối tháng 3/2022, dịch có xu hướng giảm mạnh và hiện vẫn đang được cơ bản kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước[2]. Hai biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến thể Omicron đã được ghi nhận trong nước[3] tại; Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác để chủ động có các biện pháp xử lý kịp thời.

        Một số hoạt động trọng tâm trong thời gian tới

Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, quyết liệt trong phòng, chống dịch bệnh; tập trung chỉ đạo triển khai các nội dung sau:

1. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới của COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi; thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình dịch và các yếu tố nguy cơ, chủ động các giải pháp ứng phó với các dịch bệnh và chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch;

2. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch theo công thức “2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác” với các trụ cột cách ly, xét nghiệm, điều trị, gắn với thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với dịch COVID-19 để tập trung phục hồi, phát triển kinh tễ, xã hội.


[1] Đức, Bỉ, Pháp, Áo, Italia, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ, Canada, Úc, Israel, Pakistan, Singapore, Indonesia, Philipines, Thái Lan, Brunei, Nam Phi...

[2] TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

[3] Trung bình ghi nhận 600-700 ca mắc và 2 ca tử vong mỗi ngày; nhiều ngày không ghi nhận tử vong. Tỷ lệ chết/mắc giảm mạnh từ 1,03% (tháng 1/2022) xuống còn 0,06% (tháng 5/2022) và 0,02% (tháng 6/2022).

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke