​Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 12/7/2022

12/07/2022 In bài viết

Tình hình dịch bệnh trên thế giới

Tổng số ca mắc trên thế giới hơn 561,8 triệu ca, trên 6,37 triệu ca tử vong.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca nhiễm Covid-19 toàn cầu đã tăng 30% trong 2 tuần trở lại đây. Hai dòng phụ của biến chủng Omicron, gồm BA.4 và BA.5, là nguyên nhân chính gây ra làn sóng bùng phát mới ở mọi châu lục. Bên cạnh đó, WHO cũng đang theo dõi sự lây lan của một dòng phụ khác là BA2.75, được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ.

Ngày 11/7, châu Á đứng đầu thế giới về số ca nhiễm Covid-19 mới trong 24 giờ trước đó. Nhìn chung, châu Á đã chứng kiến sự gia tăng đột biến về số trường hợp mắc mới kể từ tháng 6, sau khi các biến phụ BA.4 và BA.5 xuất hiện đúng vào thời điểm các chính phủ bắt đầu có cách tiếp cận nới lỏng hơn đối với đại dịch.

Các cơ quan y tế và dược phẩm của Liên minh châu Âu (EU) ngày 11/7 đã khuyến nghị những người trên 60 tuổi và những người dễ bị tổn thương trước dịch bệnh tiêm mũi tăng cường thứ 2 của vaccine ngừa COVID-19. Khuyến nghị trên được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 và nhập viện điều trị căn bệnh này đang gia tăng trở lại tại nhiều nước thuộc EU.

Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam

Tính đến 16h00 ngày 12/7/2022, cả nước ghi nhận 10.756.254 ca mắc, trong đó 10.750.053 ca trong nước. Đến nay đã có 9.780.172 người khỏi bệnh, 43.089 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 10.753.402 ca, trong đó có 10.748.483 ca trong nước, 9.777.355 người đã khỏi bệnh (90,9%), 43.054 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố. 

Số ca mắc mới trong ngày    

- Ghi nhận 568 ca dương tính trong nước tại 44 tỉnh thành phố: Hà Nội (127), Thanh Hóa (32), Đà Nẵng (31), Quảng Ninh (31), Hồ Chí Minh (27), Phú Thọ (25), Yên Bái (22), Vĩnh Phúc (22), Hải Dương (21), Hưng Yên (18), Thái Nguyên (18), Tuyên Quang (15), Hà Tĩnh (13), Nghệ An (13), Nam Định (13), Thái Bình (12), Quảng Ngãi (10), Bắc Kạn (8), Quảng Bình (7), Hà Giang (7), Khánh Hòa (6), Phú Yên (6), Bắc Ninh (6), Lai Châu (6), Ninh Bình (6), Hà Nam (6), Lào Cai (5), Quảng Trị (5), Cao Bằng (5), Bình Dương (5), Sơn La (4), Lâm Đồng (4), Hòa Bình (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Hải Phòng (4), Tây Ninh (3), Bắc Giang (3), Gia Lai (3), Lạng Sơn (3), Bình Thuận (2), Bình Định (2), Sóc Trăng (2), Vĩnh Long (1), Đồng Tháp (1).

Kết quả giám sát điều trị

- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 9.777.355 người đã khỏi bệnh (90,9%),  tăng 9.151 người so với ngày trước. Hiện nay đang điều trị, giám sát 932.993 trường hợp, trong đó có 30 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: (1) Thở ô xy qua mặt nạ: 26; (2) Thở ô xy dòng cao HFNC: 3; (3) Thở xâm lấn: 1.

- Trong ngày 11/7, cả nước không ghi nhận trường hợp tử vong do COVID-19.

Công tác tiêm chủng:

Từ tháng 3/2021 đến ngày 12/7/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 253.071.094 liều vắc xin phòng COVID-19.

Kết quả tiêm chủng đến hết ngày 11/7/2022: Cả nước đã tiêm 236.111.209 liều/239.937.748 liều vắc xin phân bổ 154 đợt (trong ngày tiêm được 361.898 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 98,4%.

- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 207.970.937 liều:

+ Mũi 1: 71.479.716 liều

+ Mũi 2: 70.408.630 liều[1]; Mũi bổ sung: 14.221.416 liều.

+ Mũi 3: 46.390.199 liều

+ Mũi 4: 5.470.976 liều

Tỷ lệ tiêm mũi 3 tại các tỉnh, thành phố: 14/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 80%; 26/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 60-80%; 23/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 60%.

- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 18.825.450 liều:

+ Mũi 1: 9.006.023 liều

+ Mũi 2: 8.660.299 liều

+ Mũi 3: 1.159.128 liều

Tỷ lệ tiêm mũi 3 tại các tỉnh, thành phố: 10/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 30%; 23/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 10-30%; 30/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 10%.

- Số liều tiêm cho trẻ từ 5 dưới 12 tuổi là 9.314.822 liều:

+ Mũi 1: 6.518.247 liều

+ Mũi 2: 2.796.575 liều

Tỷ lệ tiêm mũi 1 tại các tỉnh, thành phố: 19/63 tỉnh, thành phố trên 70%; 26/63 tỉnh, thành phố từ 50-70%; 18/63 tỉnh, thành phố dưới 50%.

Tỷ lệ tiêm mũi 2 tại các tỉnh, thành phố: 17/63 tỉnh, thành phố trên 30%; 28/63 tỉnh, thành phố từ 20-30%; 18/63 tỉnh, thành phố dưới 20%.

Nhận định

Vắc xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. 

 

[1] Bao gồm 1.511.880 liều vắc xin Abdala mũi 3 (Vắc xin Abdala có lộ trình tiêm 03 liều cơ bản)

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke