Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 15/7/2022
15/07/2022 In bài viết
Tình hình dịch bệnh trên thế giới
Tổng số ca mắc trên thế giới hơn 565,6 triệu ca, trên 6,38 triệu ca tử vong.
Liên quan tình hình dịch bệnh ở Đức, làn sóng lây nhiễm trong mùa Hè đang khiến số ca mắc mới tiếp tục tăng. Đặc biệt, số ca mắc tại các viện dưỡng lão gần đây đã gia tăng đáng kể. Những người trên 80 tuổi tiếp tục bị ảnh hưởng nhiều nhất khi bệnh tiến triển nặng hơn, với 25/100.000 người phải nhập viện trong tuần trước do bị nhiễm trùng đường hô hấp khi mắc COVID-19.
Bộ Y tế Canada đã phê duyệt vaccine phòng COVID-19 của hãng Moderna dành cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Đây là loại vaccine phòng COVID-19 đầu tiên được phê duyệt cho nhóm tuổi này ở Canada. Với quyết định trên, sẽ có thêm gần 2 triệu trẻ em ở Canada đủ điều kiện sử dụng vaccine phòng COVID-19. Bộ Y tế Canada nêu rõ vaccine của Moderna có thể được tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, với liều lượng bằng 1/4 so với liều lượng đã được phê duyệt cho người lớn. Vaccine của Moderna yêu cầu hai liều và mỗi liều tiêm cách nhau khoảng 4 tuần.
Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam
Tính đến 16h00 ngày 15/7/2022, cả nước ghi nhận 10.759.145 ca mắc, trong đó 10.752.942 ca trong nước. Đến nay đã có 9.798.969 người khỏi bệnh, 43.090 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 10.756.293 ca, trong đó có 10.751.372 ca trong nước, 9.796.152 người đã khỏi bệnh (91%), 43.055 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố.
Số ca mắc mới trong ngày
Ghi nhận 956 ca ghi nhận trong nước tại 44 tỉnh thành phố: Hà Nội (157), Hồ Chí Minh (77), Thanh Hóa (71), Quảng Bình (55), Nghệ An (46), Đà Nẵng (42), Hà Tĩnh (40), Quảng Ninh (34), Vĩnh Phúc (29), Lào Cai (29), Phú Thọ (26), Hà Nam (25), Hải Dương (25), Yên Bái (21), Nam Định (21), Ninh Bình (19), Thái Bình (18), Bình Định (15), Hòa Bình (15), Tây Ninh (15), Hưng Yên (14), Quảng Ngãi (14), Quảng Trị (13), Thái Nguyên (12), Hải Phòng (11), Lạng Sơn (10), Điện Biên (10), Bình Dương (9), Sơn La (9), Lai Châu (8), Bình Phước (8), Tuyên Quang (8), Cao Bằng (7), Bà Rịa - Vũng Tàu (7), Lâm Đồng (7), Đồng Nai (6), Bắc Kạn (5), Bắc Giang (4), Ninh Thuận (4), Khánh Hòa (3), Bình Thuận (2), Kiên Giang (2), Hậu Giang (2), Bến Tre (1).
Kết quả giám sát điều trị
- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 9.796.152 người đã khỏi bệnh (91%), tăng 8.545 người so với ngày trước. Hiện nay đang điều trị, giám sát 917.086 trường hợp, trong đó có 37 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: (1) Thở ô xy qua mặt nạ: 30; (2) Thở ô xy dòng cao HFNC: 5; (3) Thở xâm lấn: 2.
- Trong ngày 14/7, cả nước không ghi nhận trường hợp tử vong do COVID-19.
Công tác tiêm chủng:
Từ tháng 3/2021 đến ngày 15/7/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 253.071.094 liều vắc xin phòng COVID-19.
Kết quả tiêm chủng đến hết ngày 14/7/2022: Cả nước đã tiêm 237.673.427 liều / 240.101.348 liều vắc xin phân bổ 155 đợt (trong ngày tiêm được 627.153 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 99,0%.
- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 208.748.151 liều:
+ Mũi 1: 71.292.429 liều
+ Mũi 2: 70.329.560 liều ; Mũi bổ sung: 14.146.507 liều.
+ Mũi 3: 46.723.624 liều
+ Mũi 4: 6.256.031 liều
Tỷ lệ tiêm mũi 3 tại các tỉnh, thành phố: 14/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 80%; 27/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 60-80%; 22/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 60%.
- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 19.158.154 liều:
+ Mũi 1: 9.012.764 liều
+ Mũi 2: 8.669.779 liều
+ Mũi 3: 1.475.611 liều
Tỷ lệ tiêm mũi 3 tại các tỉnh, thành phố: 14/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 30%; 28/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 10-30%; 21/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 10%.
- Số liều tiêm cho trẻ từ 5 dưới 12 tuổi là 9.767.122 liều:
+ Mũi 1: 6.785.267 liều
+ Mũi 2: 2.981.855 liều
Tỷ lệ tiêm mũi 1 tại các tỉnh, thành phố: 23/63 tỉnh, thành phố trên 70%; 24/63 tỉnh, thành phố từ 50-70%; 16/63 tỉnh, thành phố dưới 50%.
Tỷ lệ tiêm mũi 2 tại các tỉnh, thành phố: 25/63 tỉnh, thành phố trên 30%; 21/63 tỉnh, thành phố từ 20-30%; 17/63 tỉnh, thành phố dưới 20%.
(Chi tiết phân bổ và kết quả tiêm chủng của địa phương tại Phụ lục đính kèm)
Nhận định
Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia với sự xuất hiện của biến thể BA.5 của chủng Omicron[1], nhất là tại khu vực Châu Âu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vắc xin tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ bệnh trở nặng.
Từ cuối tháng 3/2022, dịch có xu hướng giảm mạnh và hiện vẫn đang được cơ bản kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước[2]. Hai biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến thể Omicron đã được ghi nhận trong nước[3] tại; Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác để chủ động có các biện pháp xử lý kịp thời.
Một số hoạt động trọng tâm trong thời gian tới
Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, quyết liệt trong phòng, chống dịch bệnh; tập trung chỉ đạo triển khai các nội dung sau:
1. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới của COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi; thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình dịch và các yếu tố nguy cơ, chủ động các giải pháp ứng phó với các dịch bệnh và chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch;
2. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch theo công thức “2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác” với các trụ cột cách ly, xét nghiệm, điều trị, gắn với thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với dịch COVID-19 để tập trung phục hồi, phát triển kinh tễ, xã hội.
3. Đẩy mạnh triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc, quyết liệt, an toàn, hiệu quả, khoa học. Tiếp tục tăng cường truyền thông, vận động, khuyến khích người dân tiêm chủng mũi 3, mũi 4 kịp thời và đầy đủ.
4. Đảm bảo kinh phí, nhân lực, vật lực để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; kịp thời xử lý các vướng mắc, tồn tại liên quan tới công tác phòng, chống dịch, nhất là việc đảm bảo chế độ, chính sách, động viên khen thưởng đối với các lực lượng phòng, chống dịch.
[1] Đức, Bỉ, Pháp, Áo, Italia, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ, Canada, Úc, Israel, Pakistan, Singapore, Indonesia, Philipines, Thái Lan, Brunei, Nam Phi...
[2] TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
[3] Trung bình ghi nhận 600-700 ca mắc và 2 ca tử vong mỗi ngày; nhiều ngày không ghi nhận tử vong. Tỷ lệ chết/mắc giảm mạnh từ 1,03% (tháng 1/2022) xuống còn 0,06% (tháng 5/2022) và 0,02% (tháng 6/2022).
Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng