Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 19/6/2022
Xem chi tiết
Thứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
17/06/2022 In bài viết
Tình hình dịch bệnh trên thế giới
Tổng số ca mắc trên thế giới hơn 543,2 triệu ca, trên 6,33 triệu ca tử vong.
- Đức dỡ bỏ hoàn toàn hạn chế nhập cảnh đối với công dân ngoài EU: Đức đã nới lỏng tất cả các biện pháp hạn chế nhập cảnh, tạo thuận lợi hơn cho du khách đến từ các nước không thuộc Liên minh châu Âu (EU). Kể từ ngày 11/6, tất cả các biện pháp hạn chế nhập cảnh vào Đức liên quan đến đại dịch COVID-19 tạm thời được dỡ bỏ đến ít nhất là ngày 31/8. Với quy định mới này, tất cả hành khách đến từ mọi nơi trên thế giới đều được phép nhập cảnh vào Đức vì các mục đích khác nhau, kể cả du lịch. Động thái này không chỉ giúp những người đến từ các quốc gia không thuộc EU đi lại thuận tiện và rẻ hơn, mà còn giảm các thủ tục xét nghiệm nhiều lần, tốn kém. Tuy nhiên, riêng những người đến từ Trung Quốc vẫn cần có lý do chính đáng mới có thể nhập cảnh, trừ khi là công dân Đức.
- Mỹ gỡ bỏ quy định xét nghiệm COVID-19 với người nhập cảnh: Cơ quan chức năng đã gỡ bỏ quy định khách tới Mỹ bằng đường hàng không phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong vòng 24 giờ trước khi bay, quyết định có hiệu lực kể từ ngày 12/6.
- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự kiến sẽ ra thông báo ủng hộ việc sử dụng vaccine đặc trị biến thể COVID-19 cho mũi tiêm thứ ba. khuyến nghị của ban cố vấn trực thuộc WHO đánh dấu bước chuyển dịch quan điểm của cơ quan này trong tiêm chủng ngừa COVID-19. Việc dùng vaccine đặc trị Omicron cho mũi tiêm thứ ba nhằm tăng phản ứng miễn dịch trước nguy cơ virus nhiều khả năng sẽ tiếp tục có đột biến. Hiện chưa có loại vaccine đặc trị biến chủng Omicron nào xuất hiện trên thị trường. Các loại vaccine hiện hành đều được phát triển, sản xuất nhằm vào chủng virus gốc xuất hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc hơn hai năm trước. Những vaccine này duy trì được hiệu lực bảo vệ cao, chống chuyển bệnh nặng và tình trạng nhập viện, nhưng độ hữu hiệu về chống lây nhiễm lại suy giảm nhanh theo thời gian, nhất là khi gặp phải biến chủng Omicron.
Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam
Tính đến 16h00 ngày 17/6/2022, cả nước ghi nhận 10.736.408 ca mắc, trong đó 10.730.212 ca trong nước. Đến nay đã có 9.591.486 người khỏi bệnh, 43.083 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 10.733.556 ca, trong đó có 10.728.642 ca trong nước, 9.588.669 người đã khỏi bệnh (89,3%), 43.048 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố.
Số ca mắc mới trong ngày
- Ghi nhận 723 ca ghi nhận trong nước tại 46 tỉnh thành phố: Hà Nội (142), Phú Thọ (50), Nghệ An (37), Lào Cai (32), Vĩnh Phúc (29), Đà Nẵng (28), Quảng Ninh (27), Yên Bái (27), Hồ Chí Minh (24), Tuyên Quang (24), Bắc Ninh (22), Nam Định (19), Thái Nguyên (17), Thừa Thiên Huế (17), Quảng Bình (16), Thái Bình (16), Hòa Bình (15), Bắc Giang (14), Hưng Yên (13), Hà Nam (13), Ninh Bình (12), Bắc Kạn (12), Cao Bằng (11), Hà Giang (11), Lạng Sơn (9), Hải Phòng (9), Sơn La (9), Hải Dương (8), Đồng Tháp (8), Lâm Đồng (7), Thanh Hóa (6), Quảng Trị (5), Lai Châu (5), Bình Định (5), Điện Biên (4), Bình Phước (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Vĩnh Long (2), Bến Tre (2), Khánh Hòa (2), Phú Yên (2), Đồng Nai (1), Bình Thuận (1), Quảng Ngãi (1), Quảng Nam (1), Bạc Liêu (1).
- Trong ngày ghi nhận báo cáo bổ sung 760 ca mắc COVID-19 tại tỉnh Quảng Ninh sau khi thu thập đầy đủ thông tin.
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng nhiều nhất so với ngày trước đó: Phú Thọ (+22), Thừa Thiên Huế (+17), Bắc Giang (+9).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-20), Đà Nẵng (-20), Hải Phòng (-11).
Kết quả giám sát điều trị
- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 9.588.669 người đã khỏi bệnh (89,3%), tăng 8.381 người so với ngày trước. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.101.839 trường hợp, trong đó có 42 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: (1) Thở ô xy qua mặt nạ: 38; (2) Thở ô xy dòng cao HFNC: 1; (3) Không xâm lấn: 1; (4) Xâm lấn: 2.
- Trong ngày 16/6, cả nước không ghi nhận trường hợp tử vong do COVID-19.
Công tác xét nghiệm:
Tính đến ngày 16/6/2022, cả nước đã thực hiện xét nghiệm được 45.253.549 mẫu cho 89.571.735 lượt người được xét nghiệm, trong đó từ 29/4/2021 – nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.514.123 mẫu tương đương 85.823.796 lượt người. Về việc gộp mẫu bệnh phẩm, từ ngày 16/8/2020 đến nay cả nước đã thực hiện 7.062.012 mẫu gộp cho 49.894.686 lượt người.
Công tác tiêm chủng:
Từ tháng 3/2021 đến ngày 17/6/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 251.069.554 liều vắc xin phòng COVID-19.
Kết quả tiêm chủng đến hết ngày 16/6/2022: Cả nước đã tiêm 224.919.933 liều / 228.363.596 liều vắc xin phân bổ 150 đợt (trong ngày tiêm được 324.466 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 98,5%.
- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 201.759.518 liều:
+ Mũi 1: 71.488.698 liều
+ Mũi 2: 70.336.606 liều ; Mũi bổ sung: 15.025.225 liều.
+ Mũi 3: 43.311.640 liều
+ Mũi 4: 1.597.349 liều
Tỷ lệ tiêm mũi 3 tại các tỉnh, thành phố: 11/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 80%; 24/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 60-80%; 28/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 60%.
- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.512.476 liều:
+ Mũi 1: 8.953.385 liều
+ Mũi 2: 8.559.091 liều
- Số liều tiêm cho trẻ từ 5 dưới 12 tuổi là 5.647.939 liều:
+ Mũi 1: 4.892.844 liều
+ Mũi 2: 755.095 liều
Tỷ lệ tiêm mũi 1 tại các tỉnh, thành phố: 10/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 60%; 31/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 40-60%; 22/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 30%.
Tỷ lệ tiêm mũi 2 tại các tỉnh, thành phố: 19/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 10%; 44/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 10%.
Nhận định
Theo WHO, hiện nay số mắc, tử vong vẫn tiếp tục tăng ở khu vực châu Mỹ và số tử vong tiếp tục gia tăng ở khu vực Tây Thái Bình Dương, châu Phi. Tình hình dịch bệnh ở một số quốc gia (Trung Quốc, Triều Tiên…) vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, tác động hậu COVID-19 chưa có nghiên cứu đầy đủ; hơn nữa miễn dịch do tiêm vắc xin phòng bệnh và miễn dịch mắc phải không bền vững, các biến thể mới, biến thể phụ đáng lo ngại mới vẫn có thể tiếp tục xuất hiện trên thế giới.
Tại Việt Nam, số mắc COVID-19 trong thời gian qua có xu hướng giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay, số mắc mới mỗi ngày hiện còn khoảng 600 - 700 ca mỗi ngày (thấp nhất gần 12 tháng qua), nhưng số mắc mới được ghi nhận tăng nhẹ trở lại trong những ngày qua tại một số tỉnh, thành phố. Từ cuối tháng 12/2021, sau khi ghi nhận ca mắc đầu tiên biến thể Omicron, số mắc cả nước tăng cao nhất trong 03 tuần đầu của tháng 3 do biến thể Omicron đã chiếm chủ đạo về số mắc, sau đó giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay. Thời gian gần đây, biến thể Omicron đã ghi nhận chiếm chủ đạo với các nhánh phụ BA.2; BA.2.3, BA.2.3.2 và ghi nhận một số trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.5[1] tại một số địa phương miền Bắc, biến thể phụ này có thể dẫn đến sự gia tăng các ca mắc COVID-19 trong thời gian tới, do vậy, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vắc xin tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch.
[1] Báo cáo của Bệnh viện Bạch Mai tại Công văn số 1367/BVBM-KHTH ngày 24/5/2022, Công văn số 1614/BVBM-KHTH ngày 15/6/2022.
Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng