Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 21/6/2022
Xem chi tiết
Thứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
19/06/2022 In bài viết
Tình hình dịch bệnh trên thế giới
Tổng số ca mắc trên thế giới hơn 544,1 triệu ca, trên 6,34 triệu ca tử vong.
Tại Anh, ghi nhận 438.000 ca mắc hội chứng COVID kéo dài sau khi nhiễm Omicron, tương đương 24% tổng số người có hội chứng này từ đầu dịch. Nguy cơ mắc hội chứng COVID kéo dài sau nhiễm Omicron thấp hơn Delta nhưng chỉ đối với những người đã tiêm đủ các mũi vaccine cơ bản. Hiện chưa có sự khác biệt về thống kê đối với những người đã tiêm mũi tăng cường. Trong nghiên cứu trên, 4,5% trong số 56.003 người được nghiên cứu trong thời điểm đỉnh dịch Omicron (từ tháng 12/2021 đến tháng 3/2022) có các triệu chứng COVID kéo dài. Con số này trong làn sóng lây nhiễm Delta là 10,8%. Số liệu này không so sánh giữa những người đã tiêm và chưa tiêm vaccine. Nhóm nghiên cứu cho rằng cần thêm các nghiên cứu khác để giải thích tại sao Omicron có ít nguy cơ gây hội chứng COVID kéo dài.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 18/6 thông báo các vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer và Moderna đã được phép tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi trở xuống, Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên cho phép sử dụng vaccine công nghệ mRNA cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Với vaccine của Moderna, trẻ sẽ được tiêm hai liều cách nhau một tháng; một liều cho trẻ em từ sáu tháng đến năm tuổi là 25 microgam (bằng một nửa liều tiêm cho trẻ em từ sáu đến 11 tuổi và 1/4 liều cho những người từ 12 tuổi trở lên). Vaccine của Pfizer-BioNTech hiện được phép sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng đến 4 tuổi; trẻ sẽ được tiêm 3 microgam mỗi lần - tức một phần mười liều lượng của người lớn; vaccine này sẽ được tiêm lần, hai mũi đầu tiên cách nhau ba tuần và mũi thứ ba sẽ được tiêm sau đó 8 tuần.
Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam
Tính đến 16h00 ngày 19/6/2022, cả nước ghi nhận 10.737.640 ca mắc, trong đó 10.731.444 ca trong nước. Đến nay đã có 9.601.630 người khỏi bệnh, 43.083 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 10.734.788 ca, trong đó có 10.729.874 ca trong nước, 9.598.813 người đã khỏi bệnh (89,4%), 43.048 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố.
Số ca mắc mới trong ngày
- Ghi nhận 533 ca ghi nhận trong nước tại 38 tỉnh thành phố: Hà Nội (140), Nghệ An (30), Lào Cai (27), Quảng Ninh (25), Phú Thọ (25), Hồ Chí Minh (24), Đà Nẵng (24), Bắc Ninh (21), Tuyên Quang (20), Yên Bái (15), Thái Nguyên (15), Thái Bình (14), Nam Định (14), Sơn La (12), Hòa Bình (12), Hà Giang (12), Quảng Bình (11), Hải Phòng (9), Vĩnh Phúc (9), Hải Dương (8), Cao Bằng (8), Thanh Hóa (8), Bắc Giang (7), Hưng Yên (6), Lâm Đồng (5), Bắc Kạn (5), Quảng Trị (5), Ninh Bình (4), Hà Nam (4), Thừa Thiên Huế (3), Điện Biên (2), Bình Định (2), Lạng Sơn (2), Lai Châu (1), Khánh Hòa (1), Bình Phước (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bến Tre (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng nhiều nhất so với ngày trước đó: Hòa Bình (+6), Thanh Hóa (+3), Thừa Thiên Huế (+3).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (-21), Nghệ An (-18), Yên Bái (-17).
Kết quả giám sát điều trị
- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 9.598.813 người đã khỏi bệnh (89,4%), tăng 4.255 người so với ngày trước. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.092.927 trường hợp, trong đó có 44 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: (1) Thở ô xy qua mặt nạ: 35; (2) Thở ô xy dòng cao HFNC: 5; (3) Không xâm lấn: 2; (4) Xâm lấn: 2.
- Trong ngày 18/6, cả nước không ghi nhận trường hợp tử vong do COVID-19.
Công tác xét nghiệm:
Tính đến ngày 18/6/2022, cả nước đã thực hiện xét nghiệm được 45.253.655 mẫu cho 89.572.116 lượt người được xét nghiệm, trong đó từ 29/4/2021 – nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.514.229 mẫu tương đương 85.824.177 lượt người. Về việc gộp mẫu bệnh phẩm, từ ngày 16/8/2020 đến nay cả nước đã thực hiện 7.062.067 mẫu gộp cho 49.894.741 lượt người.
Công tác tiêm chủng
Từ tháng 3/2021 đến ngày 19/6/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 251.069.554 liều vắc xin phòng COVID-19.
Kết quả tiêm chủng đến hết ngày 18/6/2022: Cả nước đã tiêm 225.650.647 liều / 228.363.596 liều vắc xin phân bổ 150 đợt (trong ngày tiêm được 386.975 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 98,8%.
- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 202.212.206 liều:
+ Mũi 1: 71.489.195 liều
+ Mũi 2: 70.342.045 liều ; Mũi bổ sung: 14.968.069 liều.
+ Mũi 3: 43.615.891 liều
+ Mũi 4: 1.797.006 liều
Tỷ lệ tiêm mũi 3 tại các tỉnh, thành phố: 11/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 80%; 24/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 60-80%; 28/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 60%.
- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.521.902 liều:
+ Mũi 1: 8.955.340 liều
+ Mũi 2: 8.566.562 liều
- Số liều tiêm cho trẻ từ 5 dưới 12 tuổi là 5.916.539 liều:
+ Mũi 1: 5.061.797 liều
+ Mũi 2: 854.742 liều
Tỷ lệ tiêm mũi 1 tại các tỉnh, thành phố: 11/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 60%; 32/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 40-60%; 20/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 40%.
Tỷ lệ tiêm mũi 2 tại các tỉnh, thành phố: 20/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 10%; 43/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 10%.
Nhận định
Tại Việt Nam, số mắc COVID-19 trong thời gian qua có xu hướng giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay, số mắc mới mỗi ngày hiện còn dưới 700 ca mỗi ngày (thấp nhất gần 12 tháng qua), nhưng số mắc mới được ghi nhận tăng nhẹ trở lại trong những ngày qua tại một số tỉnh, thành phố. Từ cuối tháng 12/2021, sau khi ghi nhận ca mắc đầu tiên biến thể Omicron, số mắc cả nước tăng cao nhất trong 03 tuần đầu của tháng 3 do biến thể Omicron đã chiếm chủ đạo về số mắc, sau đó giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay. Thời gian gần đây, biến thể Omicron đã ghi nhận chiếm chủ đạo với các nhánh phụ BA.2; BA.2.3, BA.2.3.2; trong khi biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia có nguy cơ xâm nhập vào nước ta và có thể dẫn đến sự gia tăng các ca mắc COVID-19 trong thời gian tới, do vậy, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vắc xin tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch.
Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng