​Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 22/7/2022

22/07/2022 In bài viết

Tình hình dịch bệnh trên thế giới

Tổng số ca mắc trên thế giới hơn 572,9 triệu ca, trên 6,39 triệu ca tử vong.

Trong ngày 21/7, Nhật Bản tiếp tục ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới cao kỷ lục, với 186.246 ca, tỷ lệ nhiễm dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron lên tới 96%. Thủ đô Tokyo là địa phương dịch diễn biến phức tạp nhất khi ghi nhận 31.878 ca mắc mới trong ngày 21/7, tăng 164% so với trước đó 1 tuần. Với tỷ lệ sử dụng giường bệnh là 43,5%, cơ quan chức năng đã quyết định nâng cấp độ cảnh báo đối với hệ thống y tế lên mức cao nhất trên thang cảnh báo gồm 4 cấp, đồng thời nâng cảnh báo tình trạng lây nhiễm COVID-19 lên mức cao nhất. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 17/3, thủ đô Tokyo duy trì cả hai cấp độ cảnh báo ở mức cao nhất.

Ngày 22/7, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản (MHLW) đã đề xuất triển khai chương trình tiêm mũi thứ 5 vaccine phòng COVID-19 cho những đối tượng có nguy biến chứng cao như người cao tuổi. Đồng thời đưa ra đề xuất mở rộng đối tượng tiêm chủng vaccine COVID-19 mũi thứ 4 đối với nhân viên y tế và nhân viên điều dưỡng, đồng thời, xem xét chấp nhận tiêm chủng đồng thời vaccine COVID-19 và vaccine phòng ngừa cúm mùa. Hiện tại, Chính phủ Nhật Bản đang triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 mũi thứ 4 và chỉ giới hạn đối tượng là những người cao tuổi, người có bệnh nền, hoặc những người được bác sỹ chuẩn đoán có nguy cơ biến chứng cao. Hai loại vaccine được sử dụng là vaccine của hãng Pfizer/BioNTech và hãng Moderna.

Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam

Tính đến 16h00 ngày 22/7/2022, cả nước ghi nhận 10.766.128 ca mắc, trong đó 10.759.912 ca trong nước. Đến nay đã có 9.842.176 người khỏi bệnh, 43.091 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 10.763.276 ca, trong đó có 10.758.342 ca trong nước, 9.839.359 người đã khỏi bệnh (91,4%), 43.056 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố. 

Số ca mắc mới trong ngày    

Ghi nhận 1.142 ca trong nước tại 46 tỉnh thành phố: Hà Nội (238), Đà Nẵng (99), Nghệ An (96), Hà Tĩnh (71), Hồ Chí Minh (64), Quảng Bình (57), Thanh Hóa (47), Quảng Ninh (37), Quảng Trị (35), Hải Dương (30), Yên Bái (29), Phú Thọ (26), Thái Bình (25), Hòa Bình (24), Lào Cai (23), Ninh Bình (23), Nam Định (23), Tuyên Quang (16), Vĩnh Phúc (14), Thái Nguyên (13), Hưng Yên (11), Quảng Ngãi (11), Lai Châu (11), Lâm Đồng (11), Sơn La (10), Bình Phước (9), Tây Ninh (8), Bình Định (8), Khánh Hòa (8), Bà Rịa - Vũng Tàu (8), Bến Tre (7), Bắc Giang (7), Cao Bằng (6), Bắc Kạn (6), Bình Dương (5), Hà Nam (5), Lạng Sơn (4), Gia Lai (3), Cần Thơ (3), Cà Mau (3), Điện Biên (2), Kiên Giang (2), Đồng Nai (1), Trà Vinh (1), Vĩnh Long (1), Sóc Trăng (1).  

Kết quả giám sát điều trị

- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 9.839.359 người đã khỏi bệnh (91,4%), tăng 4.531 người so với ngày trước. Hiện nay đang điều trị, giám sát 880.861 trường hợp, trong đó có 51 trường hợp nặng đang điều trị.

- Trong ngày 21/7, cả nước không ghi nhận trường hợp tử vong do COVID-19.

Công tác tiêm chủng:

Từ tháng 3/2021 đến ngày 22/7/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 253.071.094 liều vắc xin phòng COVID-19.

Kết quả tiêm chủng đến hết ngày 21/7/2022

Cả nước đã tiêm 241.480.787 liều/241.661.398 liều vắc xin phân bổ 157 đợt (trong ngày tiêm được 423.693 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 99,9%.

- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 210.612.349 liều:

Tỷ lệ tiêm mũi 3 tại các tỉnh, thành phố: 15/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 80%; 29/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 60-80%; 19/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 60%.

- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 19.949.234 liều:

Tỷ lệ tiêm mũi 3 tại các tỉnh, thành phố: 14/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 40%; 30/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 20-40%; 19/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 20%.

- Số liều tiêm cho trẻ từ 5 dưới 12 tuổi là 10.919.204 liều:

Tỷ lệ tiêm mũi 1 tại các tỉnh, thành phố: 14/63 tỉnh, thành phố trên 80%; 30/63 tỉnh, thành phố từ 60-80%; 19/63 tỉnh, thành phố dưới 60%.

Tỷ lệ tiêm mũi 2 tại các tỉnh, thành phố: 9/63 tỉnh, thành phố trên 50%; 28/63 tỉnh, thành phố từ 30-50%; 26/63 tỉnh, thành phố dưới 30%.

Một số hoạt động trọng tâm trong thời gian tới

Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, quyết liệt trong phòng, chống dịch bệnh; tập trung chỉ đạo triển khai các nội dung sau:

1. Đẩy mạnh triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc, quyết liệt, an toàn, hiệu quả, khoa học. Tiếp tục tăng cường truyền thông, vận động, khuyến khích người dân tiêm chủng mũi 3, mũi 4 kịp thời và đầy đủ.

2. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới của COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi; thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình dịch và các yếu tố nguy cơ, chủ động các giải pháp ứng phó với các dịch bệnh và chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch;

3. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch theo công thức “2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác” với các trụ cột cách ly, xét nghiệm, điều trị, gắn với thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với dịch COVID-19 để tập trung phục hồi, phát triển kinh tễ, xã hội.

4. Đảm bảo kinh phí, nhân lực, vật lực để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; kịp thời xử lý các vướng mắc, tồn tại liên quan tới công tác phòng, chống dịch, nhất là việc đảm bảo chế độ, chính sách, động viên khen thưởng đối với các lực lượng phòng, chống dịch.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke