​Bản tin cập nhật dịch bệnh Covid-19 (Ngày 21/10/2020)

21/10/2020 In bài viết

Đến nay, thế giới ghi nhận 41.093.296 trường hợp mắc, 1.130.496 trường hợp tử vong do COVID-19 tại 217 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tổng số bệnh nhân COVID-19 hồi phục là 30.655.537 và còn 9.307.263 bệnh nhân đang điều trị, trong đó 73.672 trường hợp bệnh nặng hoặc nguy kịch. Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với 226.169 trường hợp tử vong trong tổng số 8.520.822 ca.

Đến nay, thế giới ghi nhận 41.093.296 trường hợp mắc, 1.130.496 trường hợp tử vong do COVID-19 tại 217 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tổng số bệnh nhân COVID-19 hồi phục là 30.655.537 và còn 9.307.263 bệnh nhân đang điều trị, trong đó 73.672 trường hợp bệnh nặng hoặc nguy kịch. Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với 226.169 trường hợp tử vong trong tổng số 8.520.822 ca. Tiếp theo là Ấn Độ hiện ghi nhận 7.651.107 ca nhiễm và 115.950 trường hợp tử vong. Ngày 20/10, Ấn Độ thông báo chính phủ đang làm việc khẩn trương để đảm bảo việc cung cấp vắc-xin cho toàn bộ người dân Ấn Độ sẽ diễn ra vào thời điểm thích hợp. Quốc gia đứng thứ ba thế giới về số trường hợp mắc là Brazil với 5.274.817 ca nhiễm (154.888 trường hợp tử vong) đã phê duyệt mua 46 triệu liều CoronaVac do Công ty Sinovac Biotech phát triển để đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia.
 Châu Âu đã trở thành tâm dịch mới của thế giới với số ca COVID-19 tăng bình quân 140.000 ca nhiễm mới/ngày trong tuần vừa qua. Số ca mới hằng ngày của Châu Âu hiện cao hơn tổng số ca mới của Mỹ, Ấn Độ và Brazil. Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra lo ngại rằng cuộc khủng hoảng sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và dự đoán sẽ có nhiều ca tử vong hơn trong thời gian tới. Các ca mắc mới được xác nhận tăng mức cao kỷ lục ở Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Đức, Cộng hòa Séc, Italy và Ba Lan. Hầu hết phần còn lại của khu vực cũng đang chứng kiến những dấu hiệu nguy hiểm tương tự.
Khu vực Châu Á, đứng thứ 2 sau Ấn Độ về số trường hợp mắc là Iran với 539.670 trường hợp mắc (31.034 trường hợp tử vong) đã kéo dài lệnh phong tỏa tại thủ đô Tehran sang tuần thứ 3 liên tiếp khi tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, tiếp theo là Iraq ghi nhận 434.598 trường hợp mắc với 10.366 trường hợp tử vong.
Tại khu vực ASEAN, Indonesia với 373.109 trường hợp mắc (12.867 trường hợp tử vong) đã vượt qua Philippines trở thành là quốc gia dẫn đầu khu vực về tổng số trường hợp mắc và số bệnh nhân tử vong do đại dịch. Tiếp theo là Philippines với tổng số 362.243 ca nhiễm (6.747 trường hợp tử vong), hiện áp đặt các biện pháp hạn chế tại thủ đô Manila và khu vực xung quanh đến ngày 31/10. Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 28 ca tử vong và 57.933 trường hợp nhiễm. Nước này đang có kế hoạch áp dụng xét nghiệm nhanh virus SARS-CoV-2 tại các lễ cưới và các hội nghị doanh nghiệp trong nỗ lực nhanh chóng mở cửa trở lại nền kinh tế.
Ngày 21/10/2020 là ngày thứ 49 liên tiếp không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Trong ngày, ghi nhận 03 ca (+) mới, là các ca nhập cảnh, cách ly ngay, hiện đang được điều trị tại Ninh Bình (1) và Hà Nội (2). Đến nay, Việt Nam ghi nhận 1.144 trường hợp mắc COVID-19 (trong đó có 487 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, 657 trường hợp mắc trong nước), 35 trường hợp tử vong, là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

 
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19:
Tiếp tục tổng hợp ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia và một số Ủy ban nhân dân về dự thảo Quy trình nhập cảnh và giám sát, cách ly y tế phòng chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh vào Việt Nam trên chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ; Thực hiện rà soát tất cả các kịch bản phòng chống dịch, chuẩn bị ứng phó với tình huống xấu nhất trong mùa đông năm nay; Chỉ đạo các đơn vị y tế địa phương, đặc biệt là các địa phương có cửa khẩu cần phối hợp với Bộ, ngành liên quan giám sát, quản lý chặt chẽ người nhập cảnh vào Việt Nam và tăng cường giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương, giao trách nhiệm cho chính quyền cơ sở, y tế cơ sở trong công tác giám sát, lấy mẫu xét nghiệm kịp thời và theo dõi sau cách ly; Chỉ đạo tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực xét nghiệm. Đồng thời yêu cầu cầu các cơ sở y tế phải thực hiện nghiêm việc xét nghiệm, đặc biệt xét nghiệm các đối tượng nguy cơ để tránh bỏ lọt, trường hợp cơ sở nào không có đủ năng lực xét nghiệm thì lấy mẫu, gửi nơi đủ điều kiện thực hiện; Tiếp tục phổ biến và hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới; thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới theo hướng dẫn của Bộ Y tế; thực hiện tốt thông điệp 5K gồm khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế.
Cục Y tế dự phòng tiếp tục cập nhật, chia sẻ thông tin diễn biến tình hình dịch trên thế giới và trong nước để cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng, đăng trên website Bộ Y tế (moh.gov.vn) và Cục Y tế dự phòng (vncdc.gov.vn).

 

Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam

Tin tức liên quan

Bản tin cập nhật dịch bệnh Covid-19 (Ngày 20/10/2020)

BẢN TIN CẬP NHẬT DỊCH BỆNH COVID-19 (Ngày 20/10/2020)

Xem chi tiết Next

Hội thảo đánh giá công tác giám sát, phát hiện và phối hợp liên ngành trong phòng chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Trong hai ngày 13,14 tháng 10 năm 2020, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam tổ chức “Hội thảo đánh giá công tác giám sát, phát hiện và phối hợp liên ngành trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại cửa khẩu”. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì, với tham dự của đại diện các Bộ, Ngành từ trung ương đến địa phương có liên quan đến công tác phòng chống dịch tại các cửa khẩu đường bộ, đường hàng không, và đường biển.

Xem chi tiết Next

Bản tin cập nhật dịch bệnh Covid-19 (Ngày 19/10/2020)

BẢN TIN CẬP NHẬT DỊCH BỆNH COVID-19 (Ngày 19/10/2020)

Xem chi tiết Next

Bản tin cập nhật dịch bệnh Covid-19 (Ngày 17/10/2020)

BẢN TIN CẬP NHẬT DỊCH BỆNH COVID-19 (Ngày 17/10/2020)

Xem chi tiết Next
Thong ke