Bản tin COVID-19 ngày 15/9/2021
15/09/2021 In bài viết
Tổng số ca mắc trên toàn cầu ghi nhận hơn 226,7 triệu ca, trong đó hơn 4,66 triệu ca tử vong và gần 203,5 triệu ca khỏi bệnh. Trong 24h qua, thế giới ghi nhận thêm hơn 513 nghìn ca mắc và 8.939 ca tử vong do COVID-19.
Vương quốc Anh cảnh báo dịch Covid-19 vẫn là một nguy cơ và có thể áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế, thậm chí bao gồm việc áp đặt lệnh phong tỏa vào mùa Thu này. Kế hoạch ứng phó với dịch của Anh trong mùa Thu Đông, gồm 2 phương án, theo đó kế hoạch A tiếp tục thúc đẩy chương trình tiêm chủng, khuyến khích người dân sử dụng khẩu trang, thường xuyên rửa tay và thực hiện xét nghiệm. Trong trường hợp dịch gây áp lực quá lớn lên hệ thống y tế, kế hoạch B sẽ được kích hoạt, theo đó, hộ chiếu vắc xin, đeo khẩu trang và làm việc tại nhà sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc. Hiện Anh đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế phòng dịch.
Indonesia tiếp tục tiếp nhận thêm 1.808.040 liều vắc xin Covid-19 dưới dạng thành phẩm của hãng dược Sinovac (Trung Quốc), nâng tổng số vắc xin mà nước này đang có lên hơn 243 triệu liều. Tính đến hết ngày 14/9, hơn 74 triệu người tại nước này đã được tiêm mũi thứ nhất và hơn 42,5 triệu người đã hoàn thành 2 mũi vắc xin. Indonesia đang xây dựng lộ trình chuyển tiếp từ đại dịch sang dịch lưu hành để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt bình thường cho người dân. Lộ trình này được điều chỉnh theo diễn biến của dịch bệnh trong nước, với 3 mục tiêu gồm giảm tỷ lệ tử vong xuống khoảng 2%, số bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện hoặc tự cách ly dưới ngưỡng 100.000 người và tỷ lệ xét nghiệm dương tính dưới 5%. Trước đó, Indonesia đã công bố 3 chiến lược trọng tâm sống chung với dịch Covid-19, bao gồm nâng tỷ lệ bao phủ vắc xin, đẩy mạnh xét nghiệm, truy vết, điều trị (3T) và tuân thủ nghiêm các quy trình chăm sóc y tế.
Ghi nhận 645.640 ca mắc, trong đó 642.814 ca ghi nhận trong nước, 412.650 người khỏi bệnh và 16.186 ca tử vong. Đợt dịch thứ 4 đến nay đã ghi nhận 642.788 ca, trong đó có 641.244 ca trong nước (99,8%), 409.833 người đã khỏi bệnh (63,8%), 16.151 tử vong. Đợt dịch thứ 4 có 62/63 tỉnh ghi nhận trường hợp mắc.
- Từ 17h00 ngày 14/9 đến 17h00 ngày 15/9/2021, ghi nhận 10.585 ca mắc mới, trong đó 10.583 ca ghi nhận trong nước (tăng 87 ca so với ngày trước đó) tại 34 tỉnh thành phố.
- Các tỉnh ghi nhận ca bệnh: Hồ Chí Minh (5.301), Bình Dương (3.228), Đồng Nai (808), Long An (424), Kiên Giang (183), Tiền Giang (93), An Giang (59), Quảng Bình (58), Cần Thơ (53), Tây Ninh (48), Đồng Tháp (45), Khánh Hòa (33), Bình Định (31), Bình Phước (27), Đắk Nông (26), Bình Thuận (19), Bà Rịa - Vũng Tàu (18), Quảng Ngãi (15), Phú Yên (14), Hà Nội (14), Bạc Liêu (13), Cà Mau (10), Thừa Thiên Huế (10), Quảng Nam (9), Đà Nẵng (9), Bến Tre (9), Ninh Thuận (8), Thanh Hóa (7), Vĩnh Long (3), Hưng Yên (3), Nghệ An (2), Lào Cai (1), Bắc Ninh (1), Lâm Đồng (1).
- Có 2 ca nhập cảnh ghi nhận tại Quảng Bình (2).
- 05 địa phương ghi nhận số mắc tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh: 315.088 ca, Bình Dương: 166.075 ca, Đồng Nai: 37.169 ca, Long An: 29.289 ca, Tiền Giang: 12.561ca.
- Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hồ Chí Minh (1.011 ca), An Giang (52 ca).
- Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (1.050 ca), Quảng Bình (58 ca).
Đến nay, cả nước đã tiêm được 31.348.153 liều (tăng 905.482 liều so với ngày trước đó), tỷ lệ sử dụng đạt 84% so với tổng vắc xin 38 đợt; đã có 19.651.697 người tiêm 1 liều vắc xin và 5.848.228 người tiêm đủ 2 liều vắc xin. Ngày 14/9/2021, TP. Hà Nội tiêm được khoảng 248.000 liều; TP. HCM tiêm được khoảng 142.000 liều. Đến nay, Hà Nội đã tiêm được 5.955.051 liều/ 6.776.512 liều vắc xin được phân bổ; TP. HCM tiêm được 8.294.089 liều/8.823.224 liều vắc xin được phân bổ. Các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình Dương trong ngày tiêm được lần lượt là 29.000 liều; 500 liều và 4.000 liều vắc xin.
Số mẫu nhận trong ngày 14/9: 247.035 mẫu. Số xét nghiệm kháng nguyên thực hiện trong ngày 14/9 là 390.846 mẫu. Tổng số xét nghiệm kháng nguyên đã thực hiện từ ngày 16/8/2020 đến ngày nay là 7.704.855 mẫu. Số xét nghiệm Realtime RT-PCR thực hiện trong ngày 14/9 là 240.194 mẫu cho 718.063 người. Trong đó 184.037 mẫu đơn, 56.157 mẫu gộp cho 534.026 lượt người và 53.685 mẫu khám chữa bệnh (chiếm 22,3% so với tổng số xét nghiệm). Các tỉnh xét nghiệm nhiều trong ngày: Bắc Giang 12.800, Long An 14.967, Hà Nội 24.334, Cần Thơ 34.652, Đồng Nai 35.448, TP.HCM 40.205. Tính đến ngày 14/9/2021, cả nước đã thực hiện xét nghiệm được 18.407.857 mẫu cho 49.340.069 lượt người, trong đó từ 29/4/2021 – nay đã thực hiện xét nghiệm được 15.753.091 mẫu cho 45.813.130 lượt người, tăng 240.194 mẫu so với ngày trước đó. Về việc gộp mẫu bệnh phẩm, từ ngày 16/8/2020 đến nay cả nước đã thực hiện 4.378.537 mẫu gộp cho 30.326.426 lượt người.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19:
- Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Nâng cao vai trò nêu gương, dám nghĩ, dám làm của người đứng đầu trong chỉ đạo tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch. Tăng cường kiểm tra, giám sát để phát hiện, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch; đồng thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có các mô hình hay, cách làm tốt trong phòng, chống dịch. Tránh 2 khuynh hướng: (1) Lơ là, mất cảnh giác khi phòng, chống dịch mới đạt được kết quả ban đầu và khi đã giãn cách trong thời gian dài; (2) Chủ quan, nóng vội muốn mở lại sản xuất, kinh doanh.
- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội; rà soát và đánh giá việc triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP; tiếp tục vận động, huy động các nguồn lực xã hội tham gia đóng góp cho công tác chăm lo an sinh xã hội. Đồng thời, triển khai tốt nhiệm vụ năm học mới, phù hợp với tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương. Tăng cường hợp tác công tư trong phòng, chống dịch.
- Đảm bảo an dân, an ninh, an toàn trật tự xã hội, nhất là tại các địa phương thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội và các địa bàn khu công nghiệp, chế xuất, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
- Tiếp tục triển khai 6 nhóm trọng tâm trong hoạt động dân vận để thường xuyên nắm bắt tình hình nhân dân, kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị của nhân dân.
Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng