​Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học: Đánh giá hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

08/08/2017 In bài viết

Tỉnh Bắc Giang là tỉnh đầu tiên trên toàn quốc được lựa chọn triển khai Thông tư 54/2015/TT-BYT. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Việt Yên thì tình hình các BTN đang có nguy cơ bùng phát, bên cạnh đó tại huyện Tân Yên tình hình BTN có ổn định hơn nhưng đây là huyện miền Núi và giáp với tỉnh Thái Nguyên, cách Thành phố Hà Nội (30 km), cửa ngõ vào thủ đô nên tiềm ẩn nhiều BTN do vấn đề dân di biến động. Do đó, nghiên cứu “Đánh giá hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang năm” là rất cần thiết và giúp cho Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đưa ra các giải pháp và triển khai có hiểu quả trên toàn quốc từ đầu năm 2017.

Tỉnh Bắc Giang là tỉnh đầu tiên trên toàn quốc được lựa chọn triển khai Thông tư 54/2015/TT-BYT. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Việt Yên thì tình hình các BTN đang có nguy cơ bùng phát, bên cạnh đó tại huyện Tân Yên tình hình BTN có ổn định hơn nhưng đây là huyện miền Núi và giáp với tỉnh Thái Nguyên, cách Thành phố Hà Nội (30 km), cửa ngõ vào thủ đô nên tiềm ẩn nhiều BTN do vấn đề dân di biến động. Do đó, nghiên cứu “Đánh giá hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” là rất cần thiết và giúp cho Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đưa ra các giải pháp và triển khai có hiểu quả trên toàn quốc từ đầu năm 2017.

Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính. Thông tin của đối tượng nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo (1665 báo cáo tuần, tháng và 341 báo cáo trường hợp bệnh), nghiên cứu định lượng (37 đơn vị) và nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu tại 6 đơn vị). Số liệu được nhập bằng chương trình Excel, epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 100% đơn vị đã bố trí khoa/phòng riêng và các BVĐK huyện đều phân công cho Phòng Kế hoạch tổng hợp làm đầu mối báo cáo BTN, tuy nhiên các bệnh viện/phòng khám tư nhân chưa tham gia báo cáo BTN theo quy định. Bên cạnh đó, các đơn vị chưa báo cáo BTN đầy đủ và đúng hạn, như: TYT xã báo cáo đúng hạn là 53% (báo cáo tuần), 56% (báo cáo tháng) và báo cáo đầy đủ mới đạt 64% (báo cáo tuần), 100% (báo cáo tháng); BVĐK huyện có 72% ca bệnh báo cáo trường hợp bệnh 24 giờ đúng hạn (100% báo cáo trường hợp bệnh 48 giờ đầy đủ); TTYT huyện chưa thực hiện phản hồi thông tin cho TYT xã theo quy định.

Một số kiến nghị được đưa ra như: bổ sung máy tính cho hoạt động báo cáo BTN, tăng cường sự chỉ đạo của Bộ Y tế và Sở Y tế trong việc nâng tỷ lệ báo cáo đầy đủ, đúng hạn và phản hồi thông tin theo đúng quy định. Bên cạnh đó, sự tham gia của Bệnh viện/phòng khám tư nhân trong công tác báo cáo BTN là rất cần thiết để công tác dự báo, phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao nhất.

Dưới đây là chi tiết nội dung của báo cáo nghiên cứu khoa học này:

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Công văn Bộ Y tế gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố ven biển về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh ứng phó với mưa lũ sau áp thấp nhiệt đới

Thực hiện Công điện số 1786/CĐ-TTg, ngày 18/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Y tế về việc triển khai các biện pháp khẩn cấp bão số 14 và mưa lũ, ngày 20/11/2017 Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có Công văn số 1461/DP-DT gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố ven biển từ Hà Tĩnh đến Bà Rịa - Vũng Tàu và Lâm Đồng khẩn trương chỉ đạo triển khai một số nội dung công tác sau:

Xem chi tiết Next

Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học: Thực trạng truyền thông giáo dục sức khỏe và nhu cầu thông tin phòng chống bệnh sốt rét tại xã Nam Bình và Trường Xuân, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông năm 2017

Với mục tiêu là tăng cường phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực biên giới và hành lang kinh tế, trong đó chú trọng tăng cường quản lý bệnh sốt rét trên quần thể dân di biến động tại các tỉnh có sốt rét lưu hành nặng, ngoài các biện pháp phòng chống sốt rét thì hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) nhằm truyên truyền phổ biến kiến thức, kỹ năng cần thiết về phòng chống bệnh sốt rét với nhiều hình thức đa dạng như tờ gấp, áp phích, sách mỏng, đề can, TV Spot, Radio Spot… đã góp phần rất quan trọng vào các hoạt động phòng chống sốt rét và loại trừ sốt rét tại Việt Nam là rất cần thiết.

Xem chi tiết Next

Sốt xuất huyết tiếp tục giảm nhanh trên cả nước

Trong tuần từ 30/10-05/11 cả nước ghi nhận 2.744 trường hợp mắc, không tử vong, so với tuần trước từ 23/10-29/10 (3.342/0) số mắc giảm 17,9%. Số mắc giảm liên tiếp trong 11 tuần gần đây.

Xem chi tiết Next

Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học: Thực trạng hoạt động của hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại thành phố Hà Nội năm 2017

Mặc dù có nhiều kết quả tích cực tuy nhiên theo thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê về kết quả thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm miễn phí mới chỉ đạt trên 70%. Lý do chính là quên, sót mũi tiêm, trẻ theo cha mẹ đến nơi ở mới chưa thuận tiện trong tiếp cận dịch vụ tiêm chủng và một phần là hệ thống quản lý hiện nay chưa đáp ứng được hoặc chưa đưa ra số liệu chính xác. Các nguyên nhân chính là do còn sử dụng các hệ thống thu thập thông tin liên quan tới tiêm chủng rời rạc, không liên thông số liệu, không triển khai đồng bộ trên toàn quốc, chưa có phân tích dự báo kịp thời, tách biệt giữa 2 loại hình TCMR và tiêm chủng dịch vụ, tách biệt giữa quản lý tiêm chủng và quản lý vắc xin, khó khăn trong quản lý các trường hợp khi gia đình mất sổ tiêm chủng. Việc quản lý thông tin đối tượng tiêm chủng theo mô hình sổ giấy và báo cáo hiện tại rất phức tạp và đặc biệt khó khăn tại các thành phố lớn, dân số biến động như Hà Nội.

Xem chi tiết Next
Thong ke