Tin tức

Tin tức

​Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học: Thực trạng hoạt động của hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại thành phố Hà Nội năm 2017

29/08/2017 In bài viết

Mặc dù có nhiều kết quả tích cực tuy nhiên theo thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê về kết quả thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm miễn phí mới chỉ đạt trên 70%. Lý do chính là quên, sót mũi tiêm, trẻ theo cha mẹ đến nơi ở mới chưa thuận tiện trong tiếp cận dịch vụ tiêm chủng và một phần là hệ thống quản lý hiện nay chưa đáp ứng được hoặc chưa đưa ra số liệu chính xác. Các nguyên nhân chính là do còn sử dụng các hệ thống thu thập thông tin liên quan tới tiêm chủng rời rạc, không liên thông số liệu, không triển khai đồng bộ trên toàn quốc, chưa có phân tích dự báo kịp thời, tách biệt giữa 2 loại hình TCMR và tiêm chủng dịch vụ, tách biệt giữa quản lý tiêm chủng và quản lý vắc xin, khó khăn trong quản lý các trường hợp khi gia đình mất sổ tiêm chủng. Việc quản lý thông tin đối tượng tiêm chủng theo mô hình sổ giấy và báo cáo hiện tại rất phức tạp và đặc biệt khó khăn tại các thành phố lớn, dân số biến động như Hà Nội.

Theo thống kê, mỗi năm cả nước có khoảng 1,6 triệu trẻ em ra đời, các chương trình TCMR được triển khai trên toàn quốc, tới tận tuyến xã phường với trên 11.300 trạm y tế (TYT) xã phường. Trên cả nước có khoảng trên 30.000 điểm tiêm chủng. Chương trình TCMR quốc gia cung cấp khoảng 30 triệu mũi tiêm chủng miễn phí cho phụ nữ và trẻ em mỗi năm, đặc biệt là phụ nữ giai đoạn mang thai và trẻ em dưới 60 tháng tuổi. Bên cạnh chương trình tiêm chủng quốc gia, tiêm chủng dịch vụ cũng cung cấp 4-5 triệu mũi tiêm dịch vụ mỗi năm đóng góp phần không nhỏ vào nâng cao tỷ lệ bao phủ tiêm chủng vắc xin. 

Mặc dù có nhiều kết quả tích cực tuy nhiên theo thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê về kết quả thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm miễn phí mới chỉ đạt trên 70%.  Lý do chính là quên, sót mũi tiêm, trẻ theo cha mẹ đến nơi ở mới chưa thuận tiện trong tiếp cận dịch vụ tiêm chủng và một phần là hệ thống quản lý hiện nay chưa đáp ứng được hoặc chưa đưa ra số liệu chính xác. Các nguyên nhân chính là do còn sử dụng các hệ thống thu thập thông tin liên quan tới tiêm chủng rời rạc, không liên thông số liệu, không triển khai đồng bộ trên toàn quốc, chưa có phân tích dự báo kịp thời, tách biệt giữa 2 loại hình TCMR và tiêm chủng dịch vụ, tách biệt giữa quản lý tiêm chủng và quản lý vắc xin, khó khăn trong quản lý các trường hợp khi gia đình mất sổ tiêm chủng. Việc quản lý thông tin đối tượng tiêm chủng theo mô hình sổ giấy và báo cáo hiện tại rất phức tạp và đặc biệt khó khăn tại các thành phố lớn, dân số biến động như Hà Nội. Các điều tra cộng đồng thường cho kết quả tỷ lệ bao phủ chính xác hơn, tuy nhiên việc điều tra lại không thể tiến hành thường xuyên do hạn chế nguồn lực và tài chính. Chính vì vậy, số liệu kết quả tiêm chủng được thu thập và công bố hiện nay chủ yếu là từ hệ thống báo cáo hành chính định kỳ. Việc quản lý thủ công các nghiệpvụ và số liệu báo cáo các cấp gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nước và thực hiện chuyên môn, kỹ thuật, điển hình như các khó khăn khi phân tích số liệu thống kê để dự báo từ xa, chủ động phòng ngừa các dịch bệnh, xác định phạm vi số lượng để lập kế hoạch tiêm chủng.

Chính vì vậy để quản lý, theo dõi quá trình tiêm chủng của người dân từ khi sinh ra đến suốt đời, kịp thời cung cấp thông tin cần thiết về tiêm chủng cho người dân. Bộ Y tế đã triển khai xây dựng Hệ thống quản lý tất cả các đối tượng tiêm chủng, là trẻ em, phụ nữ theo mã ID, quản lý suốt đời từ khi trẻ sinh ra (bao gồm TCMR và tiêm chủng dịch vụ), quản lý vật tư vắc xin và các tiện ích khác cho người dùng như quét mã vạch, nhắn tin cho người dân, cổng thông tin tra cứu lịch sử tiêm chủng. Hệ thống được triển khai thí điểm tại một số tỉnh/thành phố và triển khai đồng bộ trên toàn quốc bắt đầu từ tháng 6/2017. Riêng thành phố Hà Nội triển khai áp dụng trên toàn bộ 30/30 quận huyện từ tháng 4/2017.

Để tìm hiểu các hoạt động triển khai và hiệu quả bước đầu của hệ thống phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng hoạt động của hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại thành phố Hà Nội năm 2017”. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm cơ sở cho các nhà lãnh đưa ra các biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng quản lý thông tin tiêm chủng của Thành phố Hà Nội. 

Dưới đây là chi tiết nội dung của báo cáo nghiên cứu khoa học này:


Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học: Thực trạng truyền thông giáo dục sức khỏe và nhu cầu thông tin phòng chống bệnh sốt rét tại xã Nam Bình và Trường Xuân, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông năm 2017

Với mục tiêu là tăng cường phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực biên giới và hành lang kinh tế, trong đó chú trọng tăng cường quản lý bệnh sốt rét trên quần thể dân di biến động tại các tỉnh có sốt rét lưu hành nặng, ngoài các biện pháp phòng chống sốt rét thì hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) nhằm truyên truyền phổ biến kiến thức, kỹ năng cần thiết về phòng chống bệnh sốt rét với nhiều hình thức đa dạng như tờ gấp, áp phích, sách mỏng, đề can, TV Spot, Radio Spot… đã góp phần rất quan trọng vào các hoạt động phòng chống sốt rét và loại trừ sốt rét tại Việt Nam là rất cần thiết.

Xem chi tiết Next

Công văn Bộ Y tế gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi, Viện Pasteur Nha Trang về tăng cường phòng chống hội chứng viêm da dày sừng

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi từ ngày 09-13/12/2017 đã ghi nhận 05 trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. Hiện tại tất cả các bệnh nhân đang được theo dõi, chăm sóc và điều trị theo quy định tại cơ sở y tế.

Xem chi tiết Next

Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học: Đánh giá hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Tỉnh Bắc Giang là tỉnh đầu tiên trên toàn quốc được lựa chọn triển khai Thông tư 54/2015/TT-BYT. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Việt Yên thì tình hình các BTN đang có nguy cơ bùng phát, bên cạnh đó tại huyện Tân Yên tình hình BTN có ổn định hơn nhưng đây là huyện miền Núi và giáp với tỉnh Thái Nguyên, cách Thành phố Hà Nội (30 km), cửa ngõ vào thủ đô nên tiềm ẩn nhiều BTN do vấn đề dân di biến động. Do đó, nghiên cứu “Đánh giá hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang năm” là rất cần thiết và giúp cho Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đưa ra các giải pháp và triển khai có hiểu quả trên toàn quốc từ đầu năm 2017.

Xem chi tiết Next
Thong ke