​Bệnh dại: Chia sẻ thông điệp - Cứu sống tính mạng

07/10/2018 In bài viết

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ chó và mèo. Người nhiễm vi rút dại khi đã xuất hiện triệu chứng lâm sàng thì gần như 100% là tử vong, mặc dù vậy những ca tử vong này hoàn toàn có thể tránh được nếu người bị động vật nghi dại cắn được tiêm phòng vắc xin kịp thời, đúng và đầy đủ.

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ chó và mèo. Người nhiễm vi rút dại khi đã xuất hiện triệu chứng lâm sàng thì gần như 100% là tử vong, mặc dù vậy những ca tử vong này hoàn toàn có thể tránh được nếu người bị động vật nghi dại cắn được tiêm phòng vắc xin kịp thời, đúng và đầy đủ. Hầu hết những người tử vong do bệnh dại đều không đi tiêm phòng vắc xin và gặp chủ yếu ở vùng nông thôn, miền núi nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vắc xin cho đàn chó và đặc biệt là còn thiếu hiểu biết về phòng, chống bệnh dại... Tiêm phòng vắc xin dại cho chó, mèo là biện pháp hiệu quả nhất để loại trừ bệnh dại trên người, bên cạnh đó theo khuyến cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người bị chó, mèo nghi dại cắn cần được tiêm vắc xin điều trị dự phòng bệnh dại.

Tại Việt Nam, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm, số ca tử vong do dại luôn giữ vị trí cao nhất và chiếm khoảng 50% các ca tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây dịch trên người. Những ca tử vong do dại là một trong những tử vong đau thương nhất vì khiến cho người bệnh đau đớn và tỉnh táo đến lúc chết, ngoài ra còn để lại những tổn thương tâm lý nặng nề cho người thân và cộng đồng.Cùng với con số tử vong đó, hàng năm có trung bình khoảng 500.000 người bị chó, mèo cắn phải điều trị dự phòng bằng vắc xin dại, phí tổn tiền vắc xin ước tính hơn xấp xỉ 1.000 tỷ đồng mỗi năm, ngoài ra còn gây tổn thất đến sức khỏe, tinh thần của người dân. 

Hầu hết các trường hợp tử vong do dại tập trung tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ (chiếm hơn 80%) với nguyên nhân chủ yếu do công tác phòng chống dạicòn nhiều khó khăn, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng dại trên người và động vật còn thấp. Qua điều tra, giám sát của Chương trình khống chế và loại trừ bệnh dại trên người cho thấy nhận thức của cộng đồng về các biện pháp phòng, chống bệnh hiệu quả và sự nguy hiểm của bệnh dại còn thấp. Nhiều trường hợp tử vong vô cùng đáng tiếc do người dân chủ quan không tiêm phòng vắc xin dại khi bị chó, mèo bị bệnh cắn hoặc điều trị bằng các biện pháp chưa được phê duyệt (như thuốc nam). Vì vậy, đẩy mạnh truyền thông và truyền thông hiệu quả là biện pháp cực kỳ quan trọng với chi phí hợp lý góp phần giảm những ca tử vong đáng tiếc do dại.


Nhận thức được tầm quan trọng của truyền thông trong công tác phòng chống bệnh dại tại Việt Nam, Ngày 04/10/2018 tại tỉnh Lào Cai - một trong những tỉnh trọng điểm về bệnh dại của Việt Nam, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO),các đối tácMột sức khỏecùng các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan của tỉnh Lào Cai đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống bệnh dại với chủ đề "Bệnh Dại: Chia sẻ thông điệp, cứu sống tính mạng". Thông điệp của Ngày thế giới phòng chống bệnh dại năm 2018 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin và nâng cao nhận thức và thực hành phòng, chống bệnh dại để bảo vệ tính mạng cho cả con người và vật nuôi. 

Trong những năm vừa qua, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các cấp chính quyền và các tổ chức/đối tác đã nỗ lực triển khai các hoạt động nhằm mục đích giảm dần và tiến tới loại trừ bệnh dại tại Việt Nam. Kết quả là, số ca tử vong do dại trên người trong từ năm 2016 trở lại đây đã giảm so với trung bình giai đoạn 2011-2015 (95 ca/năm). Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa được như mong muốn với diễn biến giảm tử vong chưa bền vững và ổn định. Được sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã phối hợp xây dựng Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 193-QĐ-TTg ngày 13/02/2017. Tiếp đó ngày 06/7/2017, Chính phủ ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTgyêu cầu tất cả các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Dại trên toàn quốc.Cả hai đều phản ánh cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong công tác phòng chống, kiểm soát và tiến tới loại trừ bệnh dại tại Việt Nam.

Tại Lễ mít tinh, được sự ủy quyền của Lãnh đạo Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ông Đặng Quang Tấn - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Bà Nguyễn Thu Thủy - Phó Cục trưởng Cục Thú y cam kết rằng hai Bộ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng với chính quyền các tỉnh, thành phố và các tổ chức trong và ngoài nước quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống bệnh dại để đạt được mục tiêu của Chương trình quốc gia cũng như cam kết với cộng đồng ASEAn với vai trò là quốc gia đẫn đầu trong công tác phòng chống dại tại khu vực. Một trong những hoạt động trọng tâm mà 2 Bộ cam kết phối hợp cùng các cấp chính quyền và các đối tác thực hiện là tăng cường nhận thức của cộng đồng về các biện pháp dự phòng bệnh, tăng tỷ lệ tiêm phòng văn xin và quản lý hiệu quả đàn chó cũng như tăng cường tiếp cận vắc xin điều trị dự phòng sau phơi nhiễm trên người.

Tỉnh Lào Cai là một trong những tỉnh có số trường hợp tử vong do dại cao liên tiếp trong những năm gần đây. Từ đầu năm 2018 đến nay Lào Cai hiện cũng đang có số ca tử vong do dại cao nhấttrên cả nước. Phát biểu tại buổi Lễ Mít tinh, ông Nguyễn Hữu Thể, Phó Chủ tịch tỉnh Lào Cai đã kêu gọi các cấp chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội cùng với nhân dân cả tỉnh hưởng ứng mạnh mẽ công tác phòng chống dại. Trước hết cần tập trung vào công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của người dân và đặc biệtlà ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành. Chính quyền tỉnh Lào Cai cam kết đẩy mạnh tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo, phấn đấu đạt  từ 80% tổng đàn trở lên và duy trì bền vững kết quả này. Song song với đó, tỉnh Lào Cai cũng sẽ tăng cường mở rộng các điểm tiêm và hướng dẫn người bị chó, mèo cắn đến ngay cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời nhằm tăng tỷ lệ người bị chó, mèo cào cắnđi tiêm vắc-xin, huyết thanh phòng bệnh dại đầy đủ, đúng lịch để giảm thiểu và tiến tới loại trừ bệnh dại trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Đại diện cho các tổ chức quốc tế, Bà Nguyễn Thị Phúc - chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới cho biết WHO và FAO sẽ phối hợp với các đối tác quốc tế khác tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu khống chế và loại trừ bệnh dại.


Để tiến tới mục tiêu loại trừ bệnh dại, đòi hỏi không chỉ nỗ lực của riêng ngành y tế hoặc ngành nông nghiệp mà cần có sự cam kết và sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền các cấp cùng với việc phân bổ nguồn lực thích hợp cho công tác phòng, chống dại cũng như sự tham gia của toàn bộ cộng đồng bên cạnh những giải pháp kỹ thuật đặc thù. Hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng chống Bệnh dại là một cơ hội nhằm tăng cường sự hiểu biết của người dân về phòng chống bệnh dại, tăng cường phối hợp liên ngành theo hướng tiếp cận “Một Sức Khỏe” và kêu gọi sự hợp tác, cam kết của cộng đồng cũng như các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể cùng tham gia để đẩy lùi căn bệnh này. Tại buổi Lễ Mít tinh, đại diện chính quyền tỉnh Lào Cai và các bộ, ngành, tổ chức quốc tế đã cùng ký cam kết tượng trưng chung tay phòng chống bệnh dại.

Bên cạnh đó, hội nghị tăng cường các biện pháp cấp phòng chống bệnh dại tại các tỉnh trọng điểm cũng được tổ chức tại TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai ngay trước thềm Lễ Mít tinh với sự tham gia của các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức quốc tế và Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị y tế và thú y tuyến tỉnh  từ hơn 40 tỉnh, thành phố trên cả nước cùng sự có mặt của các cơ quan truyền thông, báo chí. 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế




 

Admin

Tin tức liên quan

Chủ động phòng bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng gây ra do các loại vi rút thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các vi rút đường ruột khác, trong đó hay gặp là vi rút đường ruột týp 71 (EV71) và Coxsackie A16. Vi rút EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong.

Xem chi tiết Next

CHIẾN DỊCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG, SỞI, SỐT XUẤT HUYẾT NĂM 2018 TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Trước diễn biến và nguy cơ bùng phát dịch bệnh, Bộ Y tế đã chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch. Hôm nay, ngày 12/10/2018, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018” tại Nhà văn hóa thiếu nhi quận Thủ Đức, Số 281, Phố Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm huy động các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, từng gia đình và toàn xã hội chủ động tham gia và phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết không để bùng phát dịch bệnh trong thời gian tới, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân. Tạo phong trào sâu rộng đến cộng đồng nhằm huy động sự tham gia của người dân trong công tác phòng, chống các dịch bệnh trên

Xem chi tiết Next

TÌNH HÌNH PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG TỪ 01/01/2018 ĐẾN 30/6/2018

Từ 01/01/2018 đến 30/6/2018, cả nước ghi nhận ghi nhận 4.114 trường hợp phản ứng thông thường và 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Xem chi tiết Next

CHIẾN DỊCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG, SỞI, SỐT XUẤT HUYẾT NĂM 2018 TẠI TP. HÀ NỘI

Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp như bệnh tay chân miệng năm 2017 bùng phát tại khu vực Tây Thái Bình Dương với số mắc cao ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Ma Cao (Trung Quốc), Malaysia và vẫn ghi nhận số mắc cao trong năm 2018; đối với bệnh sốt xuất huyết, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất là Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương trong đó có các quốc gia như Malaysia, Singapore, Philippines, Thái Lan, Lào, Căm pu chia, Trung Quốc, Úc. Bên cạnh đó, bệnh sởi đã ghi nhận mắc tại 181/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó khu vực châu Âu số mắc tăng 2,6 lần, khu vực Tây Thái Bình Dương tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2017.

Xem chi tiết Next
Thong ke