Tin tức

Tin tức

​TÌNH HÌNH PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG TỪ 01/01/2018 ĐẾN 30/6/2018

19/09/2018 In bài viết

Từ 01/01/2018 đến 30/6/2018, cả nước ghi nhận ghi nhận 4.114 trường hợp phản ứng thông thường và 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Từ 01/01/2018 đến 30/6/2018, cả nước ghi nhận ghi nhận 4.114 trường hợp phản ứng thông thường và 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Về phản ứng thông thường sau tiêm chủng: ghi nhận các trường hợp phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm), sốt <39oC cả trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ.

Về tai biến nặng sau tiêm chủng: Trong 06 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng gồm 27 trường hợp tai biến nặng sau tiêm các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng và 03 trường hợp tai biến nặng sau tiêm các vắc xin trong tiêm chủng dịch vụ.

 

Biểu đồ 1. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo tỉnh, thành phố

 
Các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng các vắc xin trong TCMR ghi nhận tại 12 tỉnh, thành phố bao gồm Ninh Bình (01), Phú Thọ (07), Bắc Giang (03), Thanh Hóa (05), Hà Nội (02) và Hải Dương (1), Sơn La (01), Đắc Lắc (01), Bình Định (01), Hậu Giang (01), Cần Thơ (01) và Bà Rịa - Vũng Tàu (03) gồm 25 trường hợp hồi phục và 02 trường hợp tử vong.

 

Bảng 1. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo loại vắc xin

Vắc xin Tử vong Hồi phục Tổng
Quinvaxem-OPV - 16 16
Quinvaxem-OPV-Rotarix - 1 1
Viêm gan B - 6 6
Viêm gan B - BCG - 1 1
BCG 1 - 1
Uốn ván - 1 1
Tổng 1 25 26

Về loại vắc xin sử dụng: trong 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng ghi nhận:

-     18 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem (17 trường hợp sau tiêm vắc xin Quinvaxem - OPV và 01 trường hợp sau tiêm vắc xin Quinvaxem - OPV - Rotarix) trên tổng số 2.551.051 liều vắc xin Quinvaxem, 3.615.000 liều vắc xin OPV và 6.802 liều vắc xin Rotarix đã sử dụng. Tỷ lệ phản vệ sau tiêm vắc xin Quinvaxem là thấp hơn so với thống kê của Tổ chức Y tế thế giới.

-    07 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin VGB và 01 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin BCG ( 06 trường hợp sau tiêm VGB, 01 trường hợp sau tiêm VGB-BCG, 01 trường hợp sau tiêm BCG) trên tổng số 687.545 liều vắc xin VGB và 1.403.000 liều vắc xin BCG đã sử dụng.

 

Biểu đồ 2. Tỉ lệ tai biến nặng sau tiêm chủng theo nguyên nhân

 

-    Các trường hợp này đã được Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cấp tỉnh họp đánh giá và kết luận, ghi nhận 24 trường hợp do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý của trẻ (13%), 21 trường hợp phản vệ/phản ứng quá mẫn sau tiêm chủng (70%) và 05 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng không rõ nguyên nhân (17%). Các trường hợp tai biến nặng đều được tiêm chủng theo đúng quy trình.
 

CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG, BỘ Y TẾ






                                                                           

Admin

Tin tức liên quan

Dịch bệnh Tả ở lợn tại Trung Quốc và Nhật Bản không có khả năng lây truyền sang người

Theo thông tin từ Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) và các nguồn tin khác, dịch bệnh tả ở lợn đang được ghi nhận tại Trung Quốc và Nhật Bản kể từ đầu tháng 8/2018 đến nay.

Xem chi tiết Next

Chủ động phòng bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng gây ra do các loại vi rút thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các vi rút đường ruột khác, trong đó hay gặp là vi rút đường ruột týp 71 (EV71) và Coxsackie A16. Vi rút EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong.

Xem chi tiết Next

DỊCH BỆNH TẢ Ở LỢN TẠI TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG LÂY TRUYỀN SANG NGƯỜI

Mặc dù 2 dịch bệnh ở lợn kể trên tại Nhật Bản và Trung Quốc đều được gọi là tả lợn (có tác nhân gây bệnh là vi rút) nhưng khác hoàn toàn với bệnh tả ở người (là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn Vibrio Cholerae gây ra). Đến nay, bệnh tả ở lợn không có khả năng lây nhiễm sang người kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín.

Xem chi tiết Next

Bệnh dại: Chia sẻ thông điệp - Cứu sống tính mạng

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ chó và mèo. Người nhiễm vi rút dại khi đã xuất hiện triệu chứng lâm sàng thì gần như 100% là tử vong, mặc dù vậy những ca tử vong này hoàn toàn có thể tránh được nếu người bị động vật nghi dại cắn được tiêm phòng vắc xin kịp thời, đúng và đầy đủ.

Xem chi tiết Next
Thong ke