Tin tức

Tin tức

​DỊCH BỆNH TẢ Ở LỢN TẠI TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG LÂY TRUYỀN SANG NGƯỜI

11/09/2018 In bài viết

Mặc dù 2 dịch bệnh ở lợn kể trên tại Nhật Bản và Trung Quốc đều được gọi là tả lợn (có tác nhân gây bệnh là vi rút) nhưng khác hoàn toàn với bệnh tả ở người (là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn Vibrio Cholerae gây ra). Đến nay, bệnh tả ở lợn không có khả năng lây nhiễm sang người kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín.

Theo thông tin từ Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) và các nguồn tin khác, dịch bệnh tả ở lợn đang được ghi nhận tại Trung Quốc và Nhật Bản kể từ đầu tháng 8/2018 đến nay:

Tại Trung Quốc, dịch tả lợn châu Phi (tên tiếng Anh là African Swine Fever) gây ra bởi loại vi rút có tên là African Swine Fever (ASF), lần đầu tiên ghi nhận tại châu Á vào năm 2017. Bệnh có nguồn gốc từ châu Phi nhưng xâm nhập vào châu Á do việc nhập khẩu thịt, sản phẩm từ lợn nhiễm bệnh xuất phát từ khu vực có dịch. Dịch bệnh đã khiến Trung Quốc phải tiêu hủy hơn 20.000 con lợn và động vật nhiễm bệnh tại nước này, đồng thời dịch bệnh cũng gây quan ngại lớn cho ngành chăn nuôi tại Trung Quốc và các nước trong khu vực.

Tại Nhật Bản, từ đầu tháng 9/2018 nước này ghi nhận trở lại dịch bệnh tả lợn (tên tiếng Anh là: Hog Cholera, Classical Swine Fever hoặc Swine Cholera) tại một nông trại tại miền Trung sau 26 năm (kể từ năm 1992). Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn gây ra bởi một loại vi rút họ Flaviridae, có tốc độ lây lan rất nhanh, tỷ lệ lợn chết cao (lên đến 90%) với các triệu chứng xuất huyết. Trước tình hình dịch bệnh, chính quyền Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp để phòng chống dịch như: tiêu hủy gần 600 gia súc nghi ngờ mắc bệnh, khử trùng diệt khuẩn nông trại, khoanh  vùng khu vực nhiễm bệnh, ngừng xuất khẩu thịt lợn, thành lập đội các phản ứng nhanh và điều chuyên gia để phân tích nguyên nhân, đường lây truyền của bệnh.

Mặc dù 2 dịch bệnh ở lợn kể trên tại Nhật Bản và Trung Quốc đều được gọi là tả lợn (có tác nhân gây bệnh là vi rút) nhưng khác hoàn toàn với bệnh tả ở người (là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn Vibrio Cholerae gây ra). Đến nay, bệnh tả ở lợn không có khả năng lây nhiễm sang người kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín.

Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Việt Nam đang phối hợp với các tổ chức quốc tế, các cơ quan liên quan để theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong và ngoài nước. Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế - Cục Y tế dự phòng sẽ tiếp tục cập nhật kịp thời tình hình dịch.

 

Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế - Cục Y tế dự phòng

 

Admin

Tin tức liên quan

Hàn Quốc ghi nhận trường hợp mắc MERS-CoV đầu tiên trong năm 2018 về từ Trung Đông

Sau 3 năm không ghi nhận trường hợp mắc bệnh MERS-CoV, ngày 08/9/2018, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hàn Quốc thông báo ghi nhận 01 trường hợp mắc MERS-CoV đầu tiên trong năm 2018. Bệnh nhân nam, 61 tuổi, có tiền sử làm việc tại Kuwait từ ngày 16/8 đến ngày 06/9/2018 với biểu hiện sốt, ho có đờm nhiều và nhập bệnh viện tại Seoul, Hàn Quốc ngày 07/9/2018. Kết quả xét nghiệm dương tính với MERS-CoV.

Xem chi tiết Next

Dịch bệnh Tả ở lợn tại Trung Quốc và Nhật Bản không có khả năng lây truyền sang người

Theo thông tin từ Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) và các nguồn tin khác, dịch bệnh tả ở lợn đang được ghi nhận tại Trung Quốc và Nhật Bản kể từ đầu tháng 8/2018 đến nay.

Xem chi tiết Next

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam

Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW,

Xem chi tiết Next

TÌNH HÌNH PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG TỪ 01/01/2018 ĐẾN 30/6/2018

Từ 01/01/2018 đến 30/6/2018, cả nước ghi nhận ghi nhận 4.114 trường hợp phản ứng thông thường và 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Xem chi tiết Next
Thong ke