​Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam

08/09/2018 In bài viết

Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW,

Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW,

Ngày 02/9/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam với mục tiêu xây dựng môi trường hỗ trợ, tăng cường năng lực cho mỗi người dân; thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe toàn diện để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.

Chương trình được triển khai trên quy mô toàn quốc từ năm 2018 đến năm 2030 với 11 lĩnh vực ưu tiên, chia làm 03 nhóm:

 - Thứ nhất: Nâng cáo sức khỏe; Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý; Tăng cường vận động thể lực.

 - Thứ hai: Bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh; Chăm sóc sức khỏe trẻ em và học sinh; Phòng chống tác hại của thuốc là; Phòng chống tác hại của rượu bia; Vệ sinh môi trường; An toàn thực phẩm

 -Thứ ba: Chăm sóc sức khỏe ban đầu; Kiểm soát bệnh tật; Phát hiện quản lý sớm một số bệnh không lây nhiễm; Chăm sóc, quản lý sức khỏe người dân tại cộng đồng; Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Chăm sóc sức khỏe người lao động.

Cục Y tế dự phòng xin đăng tải toàn bộ nội dung Chương trình Sức khỏe Việt Nam dưới đây:

 

Ban biên tập Trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Công văn Bộ Y tế gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè - thu năm 2018

Hiện nay thời tiết khí hậu đang chuyển mùa hè - thu, đây cũng là thời điểm thời tiết diễn biến phức tạp, rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi truyền như bệnh tay chân miệng, sởi, cúm, tiêu chảy do vi rút Rota, sốt xuất huyết,... Hơn nữa, sắp tới là mùa tựu trường, học sinh tập trung vào năm học mới, nguy cơ dịch bùng phát và lây lan dịch bệnh trong trường học là rất lớn nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống trước mùa dịch.

Xem chi tiết Next

Hàn Quốc ghi nhận trường hợp mắc MERS-CoV đầu tiên trong năm 2018 về từ Trung Đông

Sau 3 năm không ghi nhận trường hợp mắc bệnh MERS-CoV, ngày 08/9/2018, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hàn Quốc thông báo ghi nhận 01 trường hợp mắc MERS-CoV đầu tiên trong năm 2018. Bệnh nhân nam, 61 tuổi, có tiền sử làm việc tại Kuwait từ ngày 16/8 đến ngày 06/9/2018 với biểu hiện sốt, ho có đờm nhiều và nhập bệnh viện tại Seoul, Hàn Quốc ngày 07/9/2018. Kết quả xét nghiệm dương tính với MERS-CoV.

Xem chi tiết Next

CẢNH BÁO SỰ GIA TĂNG ĐÁNG KỂ DỊCH BỆNH SỞI TẠI CÁC NƯỚC CHÂU ÂU TRONG NỬA ĐẦU NĂM 2018

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Tiêm vắc xin sởi là một biện pháp hiệu quả phòng bệnh sởi.

Xem chi tiết Next

DỊCH BỆNH TẢ Ở LỢN TẠI TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG LÂY TRUYỀN SANG NGƯỜI

Mặc dù 2 dịch bệnh ở lợn kể trên tại Nhật Bản và Trung Quốc đều được gọi là tả lợn (có tác nhân gây bệnh là vi rút) nhưng khác hoàn toàn với bệnh tả ở người (là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn Vibrio Cholerae gây ra). Đến nay, bệnh tả ở lợn không có khả năng lây nhiễm sang người kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín.

Xem chi tiết Next
Thong ke