Tin tức

Tin tức

​Bệnh do biến chủng của vi sinh vật khó lường trước trong năm 2017

10/01/2017 In bài viết

Năm 2016 đã xảy ra một số dịch bệnh có diễn biến phức tạp nhưng Việt Nam có đáp ứng tốt, từ giám sát, chống dịch cho tới huy động lực lượng giải quyết.

Năm 2016 đã xảy ra một số dịch bệnh có diễn biến phức tạp nhưng Việt Nam có đáp ứng tốt, từ giám sát, chống dịch cho tới huy động lực lượng giải quyết.

Nhìn nhận lại “bức tranh” toàn cảnh về tình hình dịch bệnh trong năm 2016 và dự báo trong năm 2017, phóng viên VietnamPlus đã có cuộc trao đổi với Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) về vấn đề này.

 PV: Nhìn lại năm 2016, ông có đánh giá như thế nào về tình hình dịch bệnh trong năm qua?
PGS.TS Trần Đắc Phu: Hiện nay, tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp ở trên thế giới như dịch Ebola, MERS-CoV từ những năm trước đây nhưng năm vừa qua vẫn ghi nhận tại nhiều nước như Tây Phi, Trung Đông.

Dịch cúm trên gia cầm vẫn tồn tại ở nhiều nước châu Âu, và trên toàn thế giới. Riêng dịch cúm A (H7N9) vẫn lưu hành ở Trung Quốc. Đáng chú ý nhất là tình hình dịch bệnh do virus Zika năm qua bùng phát rất mạnh trong năm 2016 gây ra chứng đầu nhỏ ở trẻ em tại một số nước châu Mỹ.


Việt Nam không nằm ngoài bối cảnh tình hình dịch bệnh chung đó. Bởi hiện nay tình hình đi lại, giao lưu quốc tế giữa Việt Nam và các nước rất phổ biến. Dịch bệnh trong vòng 24 giờ có thể xuất hiện từ quốc gia này tới quốc gia khác.

Riêng về dịch Zika truyền bởi muỗi vằn - loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, trong khi loại muỗi này rất phổ biến tại Việt Nam. Việt Nam lưu hành muỗi sốt xuất huyết.

PV: Theo ông dịch bệnh do virus Zika gây ra liệu có đáng lo ngại với Việt Nam trong năm nay?
PGS.TS. Trần Đắc Phu: Trong thời gian qua chúng ta đã phát hiện ra một số tỉnh có chẩn đoán ca bệnh nhiễm virus Zika. Đặc biệt trong thời gian gần đây số ca mắc bệnh có tăng tại Thành phố Hồ Chí Minh với trên 200 ca.

Chúng tôi nhận định, trong năm tới, dịch bệnh do virus Zika sẽ tăng kể cả số địa phương và số ca bệnh tăng. Với virus Zika, chúng tôi xác định nó sẽ trở thành bệnh dịch lưu hành, bởi nó có nguồn bệnh, vật trung gian truyền bệnh là loại muỗi sốt xuất huyết. Vì vậy, bệnh này lưu hành như bệnh sốt xuất huyết.

Trong thời điểm này chúng ta không quan ngại lắm về bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhân nhiễm virus Zika vì phần lớn các ca bệnh nhẹ và không gây tử vong. Nhưng đặc biệt chúng ta quan ngại tới các bà mẹ mang thai, nó có thể liên quan tới chứng đầu nhỏ.


Lo ngại bệnh do biến chủng của vi sinh vật

PV: Ông có dự báo như thế nào về tình hình dịch bệnh trong năm 2017?
PGS.TS. Trần Đắc Phu: Năm 2016, dịch bệnh có diễn biến phức tạp, nhưng Việt Nam có đáp ứng tốt trong các khâu như giám sát dịch, chống dịch và huy động lực lượng.

Năm 2017, ngành y tế đã đưa ra một số nhận định như các bệnh dịch mới nổi có thể tiếp tục bùng phát trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đặc biệt là các bệnh liên quan tới sự biến chủng của vi sinh vật khó có thể lường trước được. Chẳng hạn như chủng cúm và một số bệnh lưu hành theo chu kỳ một vài năm lại tăng lên.

Bên cạnh đó, các bệnh trên động vật có thể lan sang người mà trước kia chỉ tồn tại bệnh đó ở trên động vật. Nguyên nhân là do con người hiện nay tiếp xúc với động vật hoang dã nhiều hơn, đi vào rừng nhiều hơn, do vậy lây nhiễm bệnh từ động vật.

Một số bệnh liên quan tới vắcxin tiêm chủng có nguy cơ lây lan mạnh, nguy hiểm chúng ta đã có vắcxin nên có thể khống chế được. Tôi cũng lưu ý, với nhóm bệnh này, nếu như ở đâu đó vùng nào đó không tập trung tiêm chủng tốt thì có thể xảy ra nhiều trường hợp mắc bệnh.

PV: Trong năm 2017 này, ông có thể chia sẻ, ngành y tế có biện pháp gì để đẩy mạnh hơn công tác phòng chống dịch bệnh?
PGS.TS. Trần Đắc Phu: Do dịch bệnh vẫn có diễn biến phức tạp, khó lường, vì vậy ngành y tế đã phải lên nhiều kịch bản khác nhau để đề phòng các tình huống xảy ra bất kỳ lúc nào để ứng phó kịp thời.

Công tác dịch bệnh chúng tôi vẫn xác định đây là công việc luôn luôn đòi hỏi phải giám sát tốt. Chúng tôi đã lên kế hoạch những bệnh nào có thể xảy ra, những bệnh nào có thể tập trung ở vùng nào để có kế hoạch giám sát trọng điểm, giám sát thường xuyên trong cả hệ thống.

Toàn bộ ngành y tế dự phòng đã có kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong năm 2017 để đáp ứng nhanh. Nếu dịch xảy ra không đáp ứng nhanh dịch sẽ bung ra. Bên cạnh đó là công tác đảm bảo đủ hóa chất, nhân lực, trang thiết bị, năng lực...

Chúng tôi xác định, không rơi vào tình trạng bị động, bởi để dịch bùng ra diện rộng việc khống chế sẽ rất khó. Thứ hai là phải có được đội lưu động phòng chống dịch từ tuyến trên hỗ trợ tuyến dưới ở bất kỳ khi nào.


PV: Xin trân trọng cảm ơn Cục trưởng Trần Đắc Phu.
 

Ban biên tập trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
(Nguồn: 
http://www.vietnamplus.vn/benh-do-bien-chung-cua-vi-sinh-vat-kho-luong-truoc-trong-nam-2017/424598.vnp)

 



 















 

Admin

Tin tức liên quan

Hội thảo Bệnh truyền nhiễm mới nổi và đáp ứng với bệnh do vi rút Zika

Ngày 26-27/12 vừa qua, tại Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo Bệnh truyền nhiễm mới nổi và đáp ứng với bệnh do vi rút Zika giữa các quốc gia Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và Trung Quốc.

Xem chi tiết Next

Quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng: giải bài toán gánh nặng bệnh không lây nhiễm

Ngày 28/12/2017, Cục Y tế dự phòng đã phối hợp với Vụ Pháp chế, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo tham vấn về đề xuất thành lập Quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng nhằm hỗ trợ cho công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm và nâng cao sức khỏe cho người dân Việt Nam

Xem chi tiết Next

Chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm dịp cuối năm 2016 và mùa lễ hội đầu năm 2017

Trong năm 2016, đặc biệt trong những tháng cuối năm tình hình dịch bệnh cúm gia cầm có chiều hướng diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới. Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE) chủng cúm A(H5) tiếp tục được ghi nhận tại nhiều nước trên thế giới.

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo Phòng chống bệnh Bạch Hầu.


Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Xem chi tiết Next
Thong ke