Tin tức

Tin tức

​Hội thảo Bệnh truyền nhiễm mới nổi và đáp ứng với bệnh do vi rút Zika

05/01/2017 In bài viết

Ngày 26-27/12 vừa qua, tại Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo Bệnh truyền nhiễm mới nổi và đáp ứng với bệnh do vi rút Zika giữa các quốc gia Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và Trung Quốc.

Ngày 26-27/12 vừa qua, tại Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo Bệnh truyền nhiễm mới nổi và đáp ứng với bệnh do vi rút Zika giữa các quốc gia Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và Trung Quốc.
 

Hội thảo do Việt Nam tổ chức trước bối cảnh các dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ và chia sẻ kinh nghiệm tích cực giữa các quốc gia, đặc biệt giữa các nước láng giềng khu vực Đông Nam Á. Nhằm tăng cường hợp tác và nâng cao năng lực trong phòng chống bệnh truyền nhiễm của các quốc gia trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, Hội thảo lần này có sự tham gia của các đại biểu đến từ các quốc gia trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc và các đại biểu đến từ các tổ chức quốc tế WHO, USCDC, PATH, P&R, với sự hỗ trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). 

Hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với các mối đe dọa bệnh dịch mới nổi với các mức độ khác nhau, gây ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, xã hội và y tế công cộng. Trong đó các bệnh dịch mới nổi như SARS, Cúm A (H5N1), MERS-CoV, Ebola, Sốt vàng, Zika với tỷ mắc cao và nguy cơ bùng phát thành dịch rất lớn. Khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông đang là điểm nóng về các bệnh truyền nhiễm và bệnh truyền nhiễm mới nổi. 

Năm 2016, sự xuất hiện của bệnh do vi rút Zika tại các quốc gia khu vực châu Mỹ, châu Á, trong đó có khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông với những diễn biến phức tạp, là một sự kiện y tế công cộng thế giới và được các quốc gia đặc biệt quan tâm. 

Do đó, Hội thảo ưu tiên tập trung vào các hoạt động phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm, các bệnh mới nổi, đẩy mạnh xây dựng mối quan hệ đối tác và huy động nguồn lực cho khu vực trong phòng chống các bệnh truyền nhiễm trong thời điểm hiện nay. 

Mục tiêu của hội thảo là cập nhật tình hình bệnh truyền nhiễm mới nổi; Tháo gỡ khó khăn, thách thức trong giám sát, đánh giá nguy cơ và đáp ứng dịch bệnh; Chia sẻ thông tin về bệnh do Zika viruts, công tác chuẩn bị và đáp ứng với bệnh do vi rút Zika và đẩy mạnh hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực.

Tại hội thảo, đại diện các nước tham dự đã trình bày về tình dịch bệnh mới nổi, công tác chuẩn bị và đáp ứng với dịch bệnh mới nổi, chia sẻ kinh nghiệm trong phòng chống dịch bệnh mới nổi, cũng như thực trạng và công tác đáp ứng với dịch bệnh do vi rút Zika. Hội thảo đã tập trung thảo luận về các biện pháp hợp tác của khu vực trong đánh giá nguy cơ, giám sát, xét nghiệm, kiểm soát véc tơ, truyền thông nguy cơ và chia sẻ thông tin. Đặc biệt, các quốc gia đã cùng đánh giá nguy cơ của dịch bệnh do vi rút Zika trong khu vực. Căn cứ theo các số liệu, các thông tin về vi rút, dịch tễ học, hệ thống y tế của các quốc gia trong khu vực, cung như sự tăng cường phối hợp giữa các quốc gia, hội thảo đã nhận định nguy cơ bùng phát trên diện rộng dịch bệnh do vi rút Zika trong khu vực là khá thấp.

Hội thảo lần này do Việt Nam tổ chức là một trong những nội dung triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Bộ trưởng các nước ASEAN tại cuộc họp đặc biệt trực tuyến về  phối hợp phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika trong khu vực đã được tổ chức vào ngày 19/9/2016.

Một số hình ảnh trong Hội thảo:




 

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế




 

Admin

Tin tức liên quan

Chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm dịp cuối năm 2016 và mùa lễ hội đầu năm 2017

Trong năm 2016, đặc biệt trong những tháng cuối năm tình hình dịch bệnh cúm gia cầm có chiều hướng diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới. Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE) chủng cúm A(H5) tiếp tục được ghi nhận tại nhiều nước trên thế giới.

Xem chi tiết Next

Bệnh do biến chủng của vi sinh vật khó lường trước trong năm 2017

Năm 2016 đã xảy ra một số dịch bệnh có diễn biến phức tạp nhưng Việt Nam có đáp ứng tốt, từ giám sát, chống dịch cho tới huy động lực lượng giải quyết.

Xem chi tiết Next

Tình hình phản ứng sau tiêm chủng từ 01/01//2016 đến 30/9/2016

Từ 01/01/2016 đến 30/9/2016, cả nước ghi nhận 1.344 trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng và 55 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng

Xem chi tiết Next

Quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng: giải bài toán gánh nặng bệnh không lây nhiễm

Ngày 28/12/2017, Cục Y tế dự phòng đã phối hợp với Vụ Pháp chế, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo tham vấn về đề xuất thành lập Quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng nhằm hỗ trợ cho công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm và nâng cao sức khỏe cho người dân Việt Nam

Xem chi tiết Next
Thong ke