Từ 01/01/2016 đến 30/9/2016, cả nước ghi nhận 1.344 trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng và 55 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng
Từ 01/01/2016 đến 30/9/2016, cả nước ghi nhận 1.344 trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng và 55 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng
Phản ứng thông thường sau tiêm chủng: ghi nhận các trường hợp phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm), sốt <39oC cả trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. Tỷ lệ phản ứng ghi nhận được đều thấp hơn so với thống kê của Tổ chức Y tế thế giới.
Tai biến nặng sau tiêm chủng: Ghi nhận 55 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng tại 22 tỉnh, thành phố bao gồm TP. Hà Nội (21 trường hợp), Phú Thọ (05 trường hợp), Quảng Ninh (01 trường hợp), Bắc Giang (03 trường hợp), Nghệ An (02 trường hợp), Hải Dương (02 trường hợp), Hải Phòng (01 trường hợp), Hà Giang (01 trường hợp), Tuyên Quang (01 trường hợp), Cao Bằng (01 trường hợp), Sơn La (01 trường hợp), Bình Thuận (01 trường hợp), Tây Ninh (03 trường hợp), Đồng Nai (03 trường hợp), Cần Thơ (01 trường hợp), Kiên Giang (01 trường hợp), Bà Rịa - Vũng Tàu (02 trường hợp), Trà Vinh (01 trường hợp), Bến Tre (01 trường hợp), Sóc Trăng (01 trường hợp), Ninh Bình (01 trường hợp), TP. Hồ Chí Minh (01 trường hợp), trong đó có 33 trường hợp hồi phục và 22 trường hợp tử vong.
Bảng 1. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo tỉnh, thành phố
Về loại vắc xin sử dụng, trong 55 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng ghi nhận:
- 03 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin BCG,
- 05 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B,
- 01 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin BCG và viêm gan B trên tổng số khoảng 1,2 triệu liều vắc xin BCG và 856.000 liều vắc xin viêm gan B đã sử dụng;
- 42 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem và/hoặc vắc xin OPV, Rota trên tổng số khoảng 3,8 triệu liều vắc xin Quinvaxem và khoảng 6,1 triệu liều vắc xin OPV đã sử dụng, cụ thể:
+ 04 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem (01 trường hợp tử vong, 03 trường hợp hồi phục);
+ 34 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem và uống vắc xin OPV (10 trường hợp tử vong, 24 trường hợp hồi phục);
+ 04 trường hợp tai biến nặng đã hồi phục sau tiêm vắc xin Quinvaxem và uống vắc xin OPV và vắc xin Rota.
- 02 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin viêm màng não do não mô cầu trên tổng số khoảng 68.900 liều vắc xin đã sử dụng.
- 01 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin Pentaxim (Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Hib), viêm gan B và uống vắc xin Rota trên tổng số khoảng 80.100 liều vắc xin Pentaxim đã sử dụng.
- 01 trường hợp tử vong sau tiêm chủng vắc xin Sởi - Rubella trong tổng số khoảng 1,2 triệu liều vắc xin đã sử dụng
Bảng 2. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo loại vắc xin
54/55 trường hợp tai biến nặng đều đã được Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cấp tỉnh (Hội đồng cấp tỉnh) đánh giá, kết luận, trong đó ghi nhận 17 trường hợp (31,5%) do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý của trẻ như bệnh lý do nhiễm khuẩn, bệnh não, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh trong lúc ngủ…;04 trường hợp tử vong không rõ nguyên nhân (7,4%); 33 trường hợp sốc phản vệ/phản ứng quá mẫn sau tiêm chủng (61,1%), trong đó có 16 trường hợp (48,5%) đã hồi phục sau khi được xử trí, cấp cứu kịp thời.
Bảng 3. Tỉ lệ tai biến nặng sau tiêm chủng theo nguyên nhân
Tỷ lệ tai biến nặng sau tiêm chủng các loại vắc xin đều thấp hơn so với thống kê của Tổ chức Y tế thế giới.
Kết quả giám sát công tác phản ứng sau tiêm chủng cho thấy 22 tỉnh, thành phố có tai biến nặng sau tiêm chủng đã thực hiện điều tra nguyên nhân kịp thời ngay sau khi nhận được thông tin và báo cáo đủ thông tin theo quy định.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Admin