​Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa mưa, lũ

19/12/2016 In bài viết

Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thường xảy ra những đợt mưa lớn hoặc kèm theo bão gây lũ lụt trên diện rộng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân. Đặc biệt mưa lũ tại các tỉnh khu vực miền Trung từ tháng 10 đến nay đã gây ngập úng rất nhanh, ngập sâu trên diện rộng tại một số tỉnh miền Trung nên rất khó khăn trong việc chủ động đề phòng.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thường xảy ra những đợt mưa lớn hoặc kèm theo bão gây lũ lụt trên diện rộng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân. Đặc biệt mưa lũ tại các tỉnh khu vực miền Trung từ tháng 10 đến nay đã gây ngập úng rất nhanh, ngập sâu trên diện rộng tại một số địa phương nên rất khó khăn trong việc chủ động đề phòng.
 

Trong và sau mưa, lũ, lụt, vô số vi sinh vật từ đất, bụi, rác, chất thải... hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật. Tại nhiều nơi bị cô lập trong khi bị lũ lụt, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, thiếu nước sạch, trong khi đó mầm bệnh từ các vùng nước ngập đọng, từ xác súc vật chết bị thối rữa tiếp tục lây lan nên có nguy cơ làm bùng phát dịch bệnh. Thực tế đã chứng minh rằng ở các vùng, miền sau mưa, lũ, lụt, bệnh về đường tiêu hóa thường tăng lên một cách đáng kể và có nguy cơ bùng phát các dịch bệnh đường tiêu hóa, bệnh đau mắt đỏ, bệnh nước ăn chân, … có thể tạo thành dịch nguy hiểm.

Để chủ động phòng ngừa dịch bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh không đảm bảo tại các khu vực bị lũ lụt, các cơ sở y tế tại các tỉnh/thành phố trong cả nước cần đảm bảo trang thiết bị, thuốc men, hóa chất khử trùng nước cho các địa phương, đặc biệt là chủ động giám sát, phát hiện sớm bệnh dịch để kịp thời huy động, bố trí lực lượng như đội cơ động phòng chống dịch xử lý kịp thời tại các vùng xảy ra ngập úng, lũ quét; cung cấp hóa chất và hướng dẫn cho từng hộ gia đình ở những vùng trọng điểm để xử lý môi trường và nguồn nước. Công tác vệ sinh môi trường, chủ động xử lý làm sạch nguồn nước sinh hoạt cần được phổ biến và tuyên truyền rộng khắp đến từng hộ gia đình để mọi người nắm được và nghiêm túc thực hiện theo chỉ đạo của các cơ quan y tế các cấp.


Người dân cần chủ động thực hiện Khuyến cáo các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong, sau lũ lụt sau đây:

- Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng.

- Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất như Cloramin B hoặc viên Aquatabs hoặc những hóa chất khác được Bộ Y tế khuyến cáo để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.

- Bảo đảm vệ sinh môi trường: Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

- Kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn…

- Các cơ sở y tế bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết để cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân kịp thời.

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế




 

Admin

Tin tức liên quan

Cả trăm gia đình bị phạt vì không diệt lăng quăng

Một số quận huyện trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh vừa ra quyết định xử phạt 74 trường hợp hộ dân không tham gia diệt lăng quăng để ngừa bệnh Zika.

Xem chi tiết Next

Đoàn công tác của Bộ Y tế đi kiểm tra khắc phục hậu quả mưa lũ và phòng chống dịch bệnh tại tỉnh Bình Định

Ngày 20/122016, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về khắc phục hậu quả mưa lũ và phòng chống dịch bệnh tại tỉnh Bình Định. Tham gia đoàn lcông tác của Bộ trưởng Bộ Y tế còn có Cục trưởng Cục y tế dự phòng và các Vụ, cục liên quan của Bộ Y tế.

Xem chi tiết Next

Không diệt lăng quăng phạt 1,5 triệu đồng

Thực tế, không chỉ không diệt lăng quăng bị phạt mà rất nhiều hành vi mà nhiều người tưởng là “chuyện nhỏ” như xả rác ra đường, để chó mèo phóng uế bừa bãi, vứt tàn thuốc lá không đúng nơi quy định, tè bậy… đều bị chế tài theo các quy định pháp luật.

LS Hồ Nguyễn Lễ cho biết việc để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng và nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo qui định tại khoản 1, điều 7 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Ngoài ra còn buộc người vi phạm phải khắc phục tình trạng ô nhiễm đã gây ra.

Xem chi tiết Next

Tình hình phản ứng sau tiêm chủng từ 01/01//2016 đến 30/9/2016

Từ 01/01/2016 đến 30/9/2016, cả nước ghi nhận 1.344 trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng và 55 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng

Xem chi tiết Next
Thong ke