​BÊNH NHÂN NHIỄM CÚM MÙA CÓ THỂ DIỄN BIẾN NẶNG NẾU ĐANG MẮC CÁC BỆNH MẠN TÍNH KHÁC

26/06/2018 In bài viết

Hiện nay, các chủng cúm mùa lưu hành trên thế giới và Việt Nam chủ yếu bao gồm cúm A(H1N1), cúm A(H3N2) và cúm B. Người mắc bệnh cúm mùa có thể diễn biến nặng hoặc tử vong nếu đang mắc các bệnh mạn tính khác như suy thận, đái tháo đường…

Hiện nay, các chủng cúm mùa lưu hành trên thế giới và Việt Nam chủ yếu bao gồm cúm A(H1N1), cúm A(H3N2) và cúm B. Người mắc bệnh cúm mùa có thể diễn biến nặng hoặc tử vong nếu đang mắc các bệnh mạn tính khác như suy thận, đái tháo đường…

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số liệu giám sát cúm mùa từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ từ 14/5 tới 27/5/2018, cho thấy trong hơn 67.928 mẫu xét nghiệm đã ghi nhận 2.328 mẫu dương tính với cúm, trong đó có 69.4% (1616) là cúm A, còn lại là cúm B. Trong các týp cúm A chiếm phần lớn là phân týp cúm A(H1N1) với 75.1% (888), còn lại là cúm A(H3N2) chiếm 24.9% (295). Tình hình dịch cúm tại khu vực bán cầu Nam, Nam Mỹ, châu Phi nhìn chung được ghi nhận ở mức thấp hơn so với năm trước. Song với  cúm A(H1N1) lại ghi nhận sự gia tăng các trường hợp mắc của tại một số nước như Peru, Guatemala and Honduras, Brazil. Tại khu vực Đông Nam Á, dịch bệnh cúm được ghi nhận ở mức thấp. Tuy nhiên, cúm A(H1N1) có sự gia tăng tại Lào, Singapore; tại Lào tình trạng viêm đường hô hấp cấp tính nặng tăng cao nhất trong 5 năm gần đây. Tại Việt Nam, theo số liệu của hệ thống giám sát cúm quốc gia, trong những năm trước và những tháng đầu năm 2018, cúm A(H1N1) chiếm khoảng 20-50% trong số các chủng cúm mùa lưu hành tại Việt Nam, còn lại là cúm B và cúm A(H3N2).

Cúm A(H1N1) là một trong các hủng cúm mùa. Người mắc cúm A(H1N1) có biều hiện lâm sàng giống như khi mắc các chủng cúm mùa khác, như  sốt cao, chảy nước mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, đau họng. Bệnh cúm A(H1N1) lây truyền qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải giọt bắn nước mũi, nước bọt khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc gián tiếp qua bàn tay khi cầm nắm các vật dụng có nhiễm nước mũi, nước bọt của bệnh nhân (thành giường, tay nắm cửa, điện thoại…) hoặc do dùng chung dụng cụ với bệnh nhân (cốc chén, bát đũa, thau chậu…).

Bệnh thường khỏi sau 1 tuần điều trị thông thường. Một tỷ lệ nhỏ các trường hợp (thường ở những người có sức đề kháng kém, người có bệnh mạn tính như suy thận, đái tháo đường…, người già, trẻ em và phụ nữ có thai) có thể có diễn biến nặng như viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí tử vong.

Cúm A(H1N1) là một thành phần có trong vắc xin phòng bệnh cúm mùa. Người dân có thể phòng bệnh chủ động bằng cách đến các cơ sở y tế dự phòng để tiêm vắc xin và đồng thời thực hiện các khuyến cáo phòng bệnh của ngành y tế.

Nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo:

1. Lưu ý phòng tránh lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám và chữa bệnh. Người nhà, người bệnh cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 01 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh. 

2. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng tay áo, hoặc dùng khăn giấy sau đó bỏ vào thùng rác, nếu che bằng tay thì cần rửa tay ngay sau khi ho, hắt hơi nhằm trách lây nhiễm sang vật dụng khác.

3. Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.

4. Người dân nên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng…thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương. Nếu được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.

5. Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.

6. Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm. 

7. Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc. 

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm tại thành phố Cần Thơ

Kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm tại thành phố Cần Thơ

Xem chi tiết Next

Công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sau bão, lũ lụt

Theo thông báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp Tây Bắc - Đông Nam kết hợp với xoáy thấp phân tích trên đang có xu hướng hoạt động mạnh dần gây mưa lớn và dông, có khả năng xảy ra tố, lốc, mưa đá và gió giật mạnh khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh: Lai Châu, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Cạn, Yên Bái, Tuyên Quang, nguy cơ bùng phát dịch bệnh xảy ra sau lũ quét, sạt lở đất, ô nhiễm môi trường tại nhiều địa phương.

Xem chi tiết Next

Kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn sinh học phòng xét nghiệm cấp II tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn sinh học phòng xét nghiệm cấp II tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Xem chi tiết Next

Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 thay thế Nghị định số 103/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới

Thực hiện Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, ngày 25/6/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới. Nghị định này thay thế Nghị định số 103/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới và có hiệu lực từ ngày 10/8/2018.

Xem chi tiết Next
Thong ke