Tin tức

Tin tức

​Công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sau bão, lũ lụt

28/06/2018 In bài viết

Theo thông báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp Tây Bắc - Đông Nam kết hợp với xoáy thấp phân tích trên đang có xu hướng hoạt động mạnh dần gây mưa lớn và dông, có khả năng xảy ra tố, lốc, mưa đá và gió giật mạnh khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh: Lai Châu, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Cạn, Yên Bái, Tuyên Quang, nguy cơ bùng phát dịch bệnh xảy ra sau lũ quét, sạt lở đất, ô nhiễm môi trường tại nhiều địa phương.

Theo thông báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp Tây Bắc - Đông Nam kết hợp với xoáy thấp phân tích trên đang có xu hướng hoạt động mạnh dần gây mưa lớn và dông, có khả năng xảy ra tố, lốc, mưa đá và gió giật mạnh khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc,   đặc biệt là các tỉnh: Lai Châu, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Cạn, Yên Bái, Tuyên Quang, nguy cơ bùng phát dịch bệnh xảy ra sau lũ quét, sạt lở đất, ô nhiễm môi trường tại nhiều địa phương.

Thực hiện Công điện số 06/CĐ-TW ngày 24/6/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng, chống thiên tai - Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế về việc chủ động triển khai công tác ứng phó sau bão lụt, ngày 27/6/2018 Cục Y tế dự phòng có Công văn số 614/DP-DT gửi  Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương chỉ đạo triển khai một số nội dung công tác sau:

1. Chủ động triển khai các phương án ứng phó về y tế và công tác phòng, chống dịch bệnh, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường trong và sau bão, lũ lụt, sạt lở đất. 

2. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng bị ngập lụt triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý xác súc vật chết và các biện pháp vệ sinh khác theo các khuyến cáo về các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau bão lụt đã được đăng tải trên website của Cục Y tế dự phòng (http://www.vncdc.gov.vn).

3. Triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường sau bão lụt, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom và sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn xác động vật tránh phát sinh các dịch, bệnh truyền nhiễm. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

4. Tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau lũ và ngập lụt như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, đặc biệt cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, ... Duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch để sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới. Tổ chức các đoàn đi kiểm tra, hướng dẫn người dân về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm khi cần thiết.

5. Hỗ trợ cung cấp hóa chất, hướng dẫn người dân triển khai thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng Chloramin B, Aquatabs hoặc những hóa chất khử khuẩn khác tại các vùng bị lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt. Tăng cường giám sát chất lượng nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt tại các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung, đảm bảo nồng độ Clo dư luôn đạt 0,3-0,5 mg/lít tại vòi sử dụng, đảm bảo người dân có nước sạch an toàn để sử dụng.

6. Bảo đảm nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm cho các địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão, sạt lở đất và ngập lụt.

7. Thực hiện báo cáo tình hình dịch bệnh về Cục Y tế dự phòng (điện thoại: 024.38456255, fax: 024.37366241, email: baocaobtn@gmail.com) theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.


Dưới đây là toàn văn Công văn:
 




 
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

BÊNH NHÂN NHIỄM CÚM MÙA CÓ THỂ DIỄN BIẾN NẶNG NẾU ĐANG MẮC CÁC BỆNH MẠN TÍNH KHÁC

Hiện nay, các chủng cúm mùa lưu hành trên thế giới và Việt Nam chủ yếu bao gồm cúm A(H1N1), cúm A(H3N2) và cúm B. Người mắc bệnh cúm mùa có thể diễn biến nặng hoặc tử vong nếu đang mắc các bệnh mạn tính khác như suy thận, đái tháo đường…

Xem chi tiết Next

Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 thay thế Nghị định số 103/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới

Thực hiện Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, ngày 25/6/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới. Nghị định này thay thế Nghị định số 103/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới và có hiệu lực từ ngày 10/8/2018.

Xem chi tiết Next

Kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm tại thành phố Cần Thơ

Kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm tại thành phố Cần Thơ

Xem chi tiết Next

Các khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới để kiểm soát tiêu thị đồ uống có đường nhằm phòng chông bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam

Ngày 22/6, tại Hà Nội, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) tổ chức hội thảo “Công bố các khuyến nghị của TCYTTG về kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường để phòng, chống bệnh không lây nhiễm” nhằm cung cấp cho các nhà quản lý, các nhà chuyên môn, các cơ quan báo chí và cộng đồng nhữngbiện pháp kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe người dân với các lý do, bằng chứng khoa học đã được TCYTTG khuyến nghị. Trong đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là một trong các biện pháp can thiệp hiệu quả được TCYTTG đặc biệt nhấn mạnh.

Xem chi tiết Next
Thong ke