Trẻ tử vong sau tiêm tại Đồng Nai - Nguyên nhân do sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa, không liên quan tới tiêm chủng.
_
Xem chi tiếtThứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
10/07/2015 In bài viết
Trong năm 2015, mặc dù cả nước ghi nhận số mắc sốt xuất huyết giảm so với giai đoạn 2010-2014 song có số mắc tăng so với cùng kỳ 2014, trong đó số mắc tập trung tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, đặc biệt tại tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Trước tình hình đó, ngày 08-09/7/2015, Bộ Y tế thành lập đoàn công tác do PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng làm trưởng đoàn và đại diện Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Lãnh đạo Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, đại diện Bệnh viện Nhi đồng II, TP. Hồ Chí Minh đã đi kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại tỉnh Đồng Nai và Bình Dương.
Qua kiểm tra tại thực địa một số khu vực của thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho thấy công tác phòng chống sốt xuất huyết tại địa phương đã được triển khai kịp thời nhưng chưa được triệt để. Khi kiểm tra trong các hộ gia đình vẫn còn dụng cụ có lăng quăng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và có nhiều dụng cụ chứa nước đọng như bình bông, chai, lọ, cây cảnh, đồ nhựa phế thải, bể chứa… còn một tỷ lệ lớn các hộ gia đình trong khu vực ổ dịch, đặc biệt khu nhà trọ của công nhân đi làm theo ca nên không thực hiện việc diệt lăng quăng và phun hóa chất diệt muỗi.
Trong buổi làm việc cùng với đoàn tại Ủy ban nhân dân phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, BSCK II. Huỳnh Cao Hải, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết số mắc sốt xuất huyết năm 2015 toàn tỉnh tăng cao so với cùng kỳ năm 2014, tập trung tại thành phố Biên Hòa và các huyện Trảng Bom, Long Khánh, Tân Phú. Mặc dù ngành y tế Đồng Nai đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống, nhưng hiệu quả còn hạn chế do những khó khăn gặp phải như địa bàn rộng, nhiều khu công nghiệp, khu nhà trọ, đơn vị quân đội, sự chỉ đạo các cấp chính quyền chưa thực sự quyết liệt, người dân có hiểu biết về dịch bệnh nhưng chưa chủ động hợp tác…
Tại buổi làm việc, PGS.TS. Trần Đắc Phu đã chỉ đạo ngành y tế tỉnh Đồng Nai cần xác định các điểm nóng, khu phố có ổ dịch, khu vực có nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết để tập trung triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Tham mưu Lãnh đạo chính quyền đứng ra chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Thành lập đội đặc nhiệm làm công tác phòng chống sốt xuất huyết cho từng khu phố, tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi diện rộng một cách triệt để, đảm bảo đúng kỹ thuật và bao phủ 100% các hộ gia đình; làm việc với Ban quản lý các khu công nghiệp để vận động công nhân thực hiện diệt lăng quăng tại khu vực nhà trọ, bố trí thời gian phun hóa chất tại khu vực nhà trọ phù hợp với giờ làm của công nhân, đảm bảo tất cả các hộ công nhân trong nhà trọ thuộc khu vực nguy cơ xảy dịch đều được phun hóa chất diệt muỗi. Phối hợp với các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn để triển khai các biện pháp phòng chống dịch trong khu vực đơn vị quân đội và huy động lực lượng tham gia chiến dịch phòng, chống sốt xuất huyết của địa phương.
Sau khi kiểm tra tại tỉnh Đồng Nai, sáng ngày 09/7/2015 đoàn công tác của Cục Y tế dự phòng tiếp tục đi kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại tỉnh Bình Dương, làm việc với đoàn có BS. Huỳnh Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương và Lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe, Bệnh viện đa khoa tỉnh.
Đoàn công tác đã đi kiểm tra thực địa tại phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, nơi có số mắc sốt xuất huyết cao, kết quả kiểm tra tại phường Tân Đông Hiệp nơi vừa mới xử lý ổ dịch nhưng vẫn có trên 50% số hộ gia đình vẫn còn lăng quăng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, rất nhiều dụng cụ chứa chứa nước đọng, ổ bọ gậy nguồn là các vật liệu phế thải như chum, vại, bình hoa, vỏ chai lọ, vỏ nhựa, vỏ dừa …đặc biệt tại địa phương có rất nhiều hộ trồng cây cảnh có các chậu cây đọng nước, chứa lăng quăng, bọ gậy.
Bộ Y tế sẵn sàng hỗ trợ về mặt kỹ thuật, vật tư và đảm bảo không để thiếu vật tư, hóa chất xử lý ổ dịch.
Admin
Từ ngày 5/7/2015 đến 13/7/2015, Hàn Quốc không ghi nhận thêm trường hợp nhiễm bệnh và tử vong mới do dịch MERS-CoV gây ra. Thống kê cho thấy có 186 trường hợp nhiễm MERS-CoV và 36 trường hợp tử vong, trong đó, ca tử vong gần đây nhất xảy ra ngày 10/7/2015. Trong tổng số 39 nhân viên y tế Hàn Quốc nhiễm MERS-CoV có: 08 bác sỹ, 15 y tá, 02 nhân viên chẩn đoán hình ảnh, 01 nhân viên vận chuyển, 02 nhân viên cấp cứu, 08 nhân viên chăm sóc, 02 bảo vệ, 01 nhân viên máy tính.
Xem chi tiếtChương trình An ninh y tế toàn cầu là chương trình hợp tác giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy quá trình hướng tới một thế giới an toàn trước sự đe dọa của dịch bệnh truyền nhiễm. Các nước tham gia An ninh y tế toàn cầu dựa trên cơ sở thực hiện các nguyên tắc đã được thông qua tại Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) năm 2010 với cam kết đảm bảo tất cả các nước đều có đủ năng lực trong việc giám sát, phát hiện sớm, xử lý các dịch bệnh, minh bạch thông tin và chia sẻ kịp thời thông tin với cộng đồng quốc tế nhằm đáp ứng hiệu quả trước các dịch bệnh trên người và và các dịch bệnh truyền từ động vật sang người.
Xem chi tiết