Tin tức

Tin tức

​Trẻ tử vong sau tiêm tại Đồng Nai - Nguyên nhân do sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa, không liên quan tới tiêm chủng.

09/07/2015 In bài viết

_

 
Ngày 08/7/2015, ghi nhận một trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem, OPV ở trẻ nam 4 tháng tuổi tại xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai, trẻ được tiêm vắc xin Quinvaxem mũi 2, uống OPV lần 1 lúc 9h00 ngày 07/7/2015 tại Trạm Y tế xã Bàu Hàm 2. Cán bộ tiêm chủng tại trạm đã thực hiện đúng các quy định về tổ chức buổi tiêm chủng. Trẻ được tiêm theo đúng quy trình, được theo dõi 30 phút sau tiêm, được  tư vấn chăm sóc trong vòng 24 giờ sau tiêm chủng.
Theo thông tin từ gia đình trẻ, sau tiêm trẻ vẫn khỏe mạnh bình thường. Đến 23h30 cùng ngày, trẻ có biểu hiện tím tái, mệt mỏi và được đưa đến bệnh viện đa khoa Dầu Giây. Trẻ được xử trí hạ sốt, thở oxy tại bệnh viện Dầu Giây và được chuyển ngay lên Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh. Trẻ vào viện với chẩn đoán: suy hô hấp, nhiễm trùng huyết, trẻ được cấp cứu và hồi sức tuy nhiên không đáp ứng, sau đó trẻ nhanh chóng được chuyển tới Bệnh viện Nhi Đồng Nai. Tại đây, trẻ trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim, trẻ được hồi sức tích cực tuy nhiên không hiệu quả. Trẻ tử vong lúc 3h00 ngày 08/7/2015. Xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh và Bệnh viện Nhi Đồng Nai đều có kết quả bạch cầu tăng cao.

Cùng ngày tiêm chủng mở rộng tại Trạm Y tế xã Bàu Hàm 2, có 23 trẻ được tiêm cùng lô vắc xin Quinvaxem và 24 trẻ được uống cùng lô vắc xin OPV, ngoài trẻ tử vong nêu trên các trẻ còn lại đều có sức khỏe ổn định.

Ngay sau khi xảy ra trường hợp tai biến nêu trên, Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế tỉnh Đồng Nai đã tiến hành điều tra và tổ chức họp ngày 08/7/2015 với sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng, chuyên gia Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi đồng 2 để đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, nguyên nhân tử vong của trẻ. Sau khi tổng hợp, phân tích, đánh giá, Hội đồng đã thống nhất kết luận: trẻ tử vong do sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa, không liên quan tới tiêm chủng.

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
 

Admin

Tin tức liên quan

Hàn Quốc không ghi nhận thêm trường hợp nhiễm MERS-CoV mới trong 8 ngày liên tiếp

Từ ngày 5/7/2015 đến 13/7/2015, Hàn Quốc không ghi nhận thêm trường hợp nhiễm bệnh và tử vong mới do dịch MERS-CoV gây ra. Thống kê cho thấy có 186 trường hợp nhiễm MERS-CoV và 36 trường hợp tử vong, trong đó, ca tử vong gần đây nhất xảy ra ngày 10/7/2015. Trong tổng số 39 nhân viên y tế Hàn Quốc nhiễm MERS-CoV có: 08 bác sỹ, 15 y tá, 02 nhân viên chẩn đoán hình ảnh, 01 nhân viên vận chuyển, 02 nhân viên cấp cứu, 08 nhân viên chăm sóc, 02 bảo vệ, 01 nhân viên máy tính.

Xem chi tiết Next
Thong ke