​Các tỉnh, thành phố đã chủ động và sẵn sàng công tác phòng chống dịch trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018

09/02/2018 In bài viết

​Trước tình dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp trong năm 2017, nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 là rất lớn do sự giao lưu đi lại của người dân và nhu cầu sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm tăng cao.

Trước tình dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp trong năm 2017, nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 là rất lớn do sự giao lưu đi lại của người dân và nhu cầu sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm tăng cao. 

Để chủ động phòng chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 và mùa lễ hội đầu năm 2018, thực hiện Chỉ thị số 46/CT-BYT ngày 18/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng đã có các công văn chỉ đạo các Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng/Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác giám sát dịch bệnh tại cộng đồng và tại các cửa khẩu để chủ động kiểm soát và xử lý các ổ dịch (nếu có) nhằm đảm bảo phát hiện sớm, xử lý kịp thời và không xảy ra dịch bệnh lớn trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 và mùa lễ hội đầu năm 2018. 

Ngày 09/02/2018, Cục Y tế dự phòng đã tổ chức cuộc họp trực tuyến tại Văn phòng Đáp ứng tình huống khẩn cấp các sự kiện Y tế công cộng (Văn phòng EOC) với các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Viện Pasteur, với các tỉnh, thành phố lớn trọng điểm, các tỉnh biên giới về công tác sẵn sàng phòng chống dịch bệnh tại các địa phương. Tham dự cuộc họp có các đồng chí Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, Lãnh đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Viện Pasteur, Lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng/Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế các tỉnh, thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Lạng Sơn, Quảng Ninh, đây là các tỉnh trọng điểm về dịch bệnh trong thời gian tới.

Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng, các tỉnh, thành phố đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 và mùa lễ hội đầu năm 2018, trong đó đã kiện toàn các đội chống dịch cơ động, phân công cán bộ thường xuyên trực dịch trong dịp tết Nguyên đán và tăng cường công tác giám sát phát hiện dịch bệnh trong dịp đầu năm 2018, sẵn sàng xử lý và triển khai các biện pháp khoanh vùng ổ dịch ngay từ các trường hợp mắc bệnh đầu tiên. Ngoài ra, các đơn vị đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động kiểm soát dịch bệnh tại các cửa khẩu, không để dịch bệnh xâm nhập, cũng như sẵn sàng phối hợp triển khai các hoạt động xử lý ổ dịch trong cộng đồng. 

Thay mặt lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đánh giá cao sự chuẩn bị sẵn sàng của các địa tỉnh, thành phố trong việc chủ động phòng chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 và mùa lễ hội đầu năm 2018, đồng thời yêu cầu các địa phương không được chủ quan, lơ là công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh do đây là thời điểm dễ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm nếu không triển khai quyết liệt các hoạt động phòng chống dịch. 

Nhân dịp năm mới, Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng gửi lời chúc sức khỏe và thành công tới tất cả các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Viện Pasteur, Trung tâm Y tế dự phòng/Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế các tỉnh, thành phố trên cả nước và mong rằng tất cả các đơn vị cùng chung tay triển khai các hoạt động một cách chủ động, hiệu quả, không để dịch bệnh lớn xảy ra, góp phần tích cực vào việc đảm bảo an sinh – xã hội trong năm 2018 để có được kỳ nghỉ Tết an lành và hạnh phúc.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế 




 

Admin

Tin tức liên quan

Đừng để mất Tết vì bệnh liên cầu lợn

Theo thống kê từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Cục Y tế dự phòng, năm 2017 cả nước ghi nhận 171 ca mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn, trong đó 14 người tử vong. Đây là bệnh lây truyền từ động vật sang người nguy hiểm gây ra bởi liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S. suis). Bệnh có diễn biến nhanh và nặng, thời gian điều trị kéo dài và chi phí điều trị tốn hàng trăm triệu đồng mỗi ca nhưng nhiều trường hợp vẫn không thể qua khỏi hoặc có qua khỏi cũng để lại những biến chứng nặng nề.

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo Phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2018

Bệnh liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền từ động vật sang người qua đường tiêu hoá, chủ yếu là từ lợn (heo).

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo phòng bệnh Cúm mùa dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2018

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút cúm gây nên (thường là do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C). Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc, tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm mầm bệnh… Bệnh xuất hiện quanh năm và thường tăng cao hơn vào mùa đông xuân.

Xem chi tiết Next
Thong ke