​Khuyến cáo phòng bệnh Cúm mùa dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2018

12/02/2018 In bài viết

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút cúm gây nên (thường là do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C). Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc, tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm mầm bệnh… Bệnh xuất hiện quanh năm và thường tăng cao hơn vào mùa đông xuân.

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút cúm gây nên (thường là do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C). Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc, tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm mầm bệnh… Bệnh xuất hiện quanh năm và thường tăng cao hơn vào mùa đông xuân.


Biểu hiện của bệnh: hắt hơi, sổ mũi, đau họng, sốt, ho, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi... Bệnh thường diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... bệnh có thể diễn biến nặng, gây các biến chứng (viêm phổi…) và có thể dẫn đến tử vong. Một số chủng cúm đã có vắc xin phòng bệnh. 

Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa trong dịp Tết nguyên đán và mùa lễ hội đầu năm 2018, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Vệ sinh mũi, họng hàng ngày, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng. 

2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

3. Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm.

4. Hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh cúm. 

5. Người mắc bệnh cúm cần đeo khẩu trang và tránh đến chỗ đông người.

6. Khi có triệu chứng ho, sốt, đau đầu, mệt mỏi… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

 
 
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Khuyến cáo Phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2018

Bệnh liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền từ động vật sang người qua đường tiêu hoá, chủ yếu là từ lợn (heo).

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo phòng bệnh Cúm A(H5N1) và A(H7N9)

Bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H7N9) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút cúm A(H5N1), cúm A(H7N9) (thường từ gia cầm) lây sang người. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp; qua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm, phân gia cầm, sản phẩm từ gia cầm, vật dụng, môi trường bị nhiễm mầm bệnh; qua ăn thịt, sản phẩm gia cầm chưa được nấu chín.

Xem chi tiết Next

Các tỉnh, thành phố đã chủ động và sẵn sàng công tác phòng chống dịch trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018

​Trước tình dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp trong năm 2017, nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 là rất lớn do sự giao lưu đi lại của người dân và nhu cầu sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm tăng cao.

Xem chi tiết Next

Đầu Xuân lưu ý tiêm chủng vắc xin đầy đủ và đúng lịch cho trẻ

Căn cứ theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc, từ ngày 01/01/2018 các trẻ thuộc đối tượng chương trình TCMR bắt buộc phải tiêm đầy đủ 10 loại vắc xin miễn phí để phòng các bệnh truyền nhiễm, bao gồm: viêm gan vi rút B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh viêm màng não mủ (Hib); bệnh sởi, viêm não Nhật Bản B, rubella.

Xem chi tiết Next
Thong ke