​Công văn Bộ Y tế gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố về triển khai công tác phòng chống dịch bệnh ứng phó với bão Tembin

26/12/2017 In bài viết

Theo thông báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương bão Tembin (bão số 16) sẽ có ảnh hưởng và gây ra mưa to, ngập lụt tại các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang có thể làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh tại nhiều địa phương.

Theo thông báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương bão Tembin (bão số 16) sẽ có ảnh hưởng và gây ra mưa to, ngập lụt tại các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang có thể làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh tại nhiều địa phương.

Thực hiện Công điện số 1407/CĐ-BYT ngày 23/12/2017 của Bộ Y tế về việc triển khai  công tác y tế ứng phó khẩn cấp bão Tembin, ngày 25/12/2017 Cục Y tế dự phòng đã có Công văn số 1654/DP-DT gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo triển khai một số nội dung công tác sau:

 

1. Chủ động triển khai các phương án ứng phó về y tế và công tác phòng chống dịch bệnh, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường trong và sau bão lụt. 
 

2. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng bị bão lụt triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý xác súc vật chết và các biện pháp vệ sinh khác theo các khuyến cáo về các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau bão lụt đã được đăng tải trên website của Cục Y tế dự phòng http://www.vncdc.gov.vn.
 

3. Triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường sau bão lụt, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom và sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn xác động vật tránh phát sinh các dịch, bệnh truyền nhiễm. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.
 

4. Tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau bão và ngập lụt như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đặc biệt cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn... Duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch để sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới. Tổ chức các đoàn đi kiểm tra, hướng dẫn người dân về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm khi cần thiết.
 

5. Chủ động cấp hóa chất, hướng dẫn người dân triển khai thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng Chloramin B, Aquatabs hoặc những hóa chất khử khuẩn khác tại các vùng bị lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt. Tăng cường giám sát chất lượng nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt tại các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung, đảm bảo nồng độ Clo dư luôn đạt 0,3-0,5 mg/lít tại vòi sử dụng, đảm bảo người dân có nước sạch an toàn để sử dụng.

 

6. Bố trí đầy đủ nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm cho các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng của bão, sạt lở đất và ngập lụt. 
 

7. Chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng, Trung tâm y tế quận, huyện thường trực sẵn sàng tham gia ứng phó về công tác y tế, khắc phục hậu quả do bão, xử lý môi trường và phòng chống khi có dịch bệnh xảy ra. 
 

8. Thực hiện báo cáo tình hình dịch bệnh về Cục Y tế dự phòng (điện thoại: 024.38456255, fax: 024.37366241, email: baocaobtn@gmail.com) theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.

Dưới đây là toàn văn Công văn:

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Thông báo khẩn hoãn hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân 2017-2018

Ngày 19/12/2017, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 1378/KH-BYT về việc tổ chức Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân 2017 - 2018 vào ngày 26/12/2017. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung công tác phòng chống bão lụt, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thông báo hoãn Hội nghị trực tuyến nói trên.

Xem chi tiết Next

Tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm đáng kể, bữa ăn của người dân được bảo đảm hơn về số lượng và chất lượng. Việt Nam đã thực hiện thành công Mục tiêu thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi ở trẻ em sớm hơn dự định.

Xem chi tiết Next
Thong ke